Hôm nay, Giang Kim Đạt và đồng phạm hầu tòa

Giang Kim Đạt bị dẫn giải tại tòa sơ thẩm.
Giang Kim Đạt bị dẫn giải tại tòa sơ thẩm.
TP - Hôm nay (17/8), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xử phúc thẩm bị cáo Giang Kim Đạt và 3 đồng phạm trong vụ tham nhũng tại Cty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines).

Trước đó, ngày 22/2, TAND TP Hà Nội tuyên án tử hình Trần Văn Liêm (SN 1955)- nguyên TGĐ Vinashinlines và Giang Kim Đạt (SN 1977) - nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines. Trần Văn Khương (SN 1950) - nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines lĩnh án chung thân cùng về tội Tham ô tài sản. Bố Đạt là Giang Văn Hiển (SN 1950) nhận 12 năm tù về tội rửa tiền. Riêng Trần Văn Liêm phải chấp hành bản án 19 năm tù trong vụ mua tàu Hoa Sen, tổng hợp hình phạt là tử hình.

HĐXX cấp sơ thẩm xác định, lợi dụng việc thực hiện dự án mua - cho thuê tàu biển, các bị cáo Liêm, Đạt và Khương đã chiếm hưởng tiền hoa hồng mua tàu, tiền gửi cước giá thuê tàu tổng cộng hơn 260 tỷ đồng. Để che giấu nguồn tiền bất hợp pháp, Giang Văn Hiển trực tiếp tham gia giao dịch tài chính, mở nhiều tài khoản rồi nhận gần 16 triệu USD do các Cty nước ngoài gửi về. Trong vụ án, Liêm giữ vai trò chính, chủ mưu và chiếm đoạt hơn 3,1 tỷ đồng. Đạt là đồng phạm tích cực, hưởng hơn 255 tỷ đồng. Kế toán trưởng Trần Văn Khương bị xác định chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng.

Về phần dân sự, HĐXX tuyên các bị cáo phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho Vinashin. Sau khi nhận tiền, Vinashin phải đối chiếu rồi trừ đi số nợ với Vinashinlines. Tòa cũng kiến nghị Bộ Công an phối hợp với phía Singapore và Vương quốc Anh để thu hồi tài sản của Giang Kim Đạt; Bộ Giao thông Vận tải cần xem xét hoạt động mua và cho thuê tàu biển của các doanh nghiệp nhất là Vinashin.

Sau phiên tòa sơ thẩm, cả 4 bị án làm đơn kháng cáo, trong đó Giang Kim Đạt kêu oan. Ngoài ra, Đạt còn bị khởi tố về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức khi dùng giấy tờ giả trốn ra nước ngoài. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 2 ngày.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.