Hơn 3.600 ngày ác mộng của ông Nguyễn Thanh Chấn

Hơn 3.600 ngày ác mộng của ông Nguyễn Thanh Chấn
TPO – "Khi bị tạm giam, có đêm tôi bị chuyển 3 - 4 buồng. Trong hơn 1 tuần không được ngủ nên đầu óc quay cuồng, lâng lâng, không còn muốn phản kháng nữa” – ông Nguyễn Thanh Chấn kể.

> Con gái người chịu án oan thề làm ô sin suốt đời vì bố
> Vụ tù 10 năm được thả: Nhân chứng bị dọa giết

Ông Ấn bên mâm cơm gia đình ngày đoàn tụ. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Ông Chấn bên mâm cơm gia đình ngày đoàn tụ. Ảnh: Tuấn Nguyễn.

Chiều 5/11, sau khi dùng bữa trưa cùng gia đình, dù rất mệt mỏi nhưng ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, người bị tù oan 10 năm vì tội giết người, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) vẫn cố gắng dành ít thời gian để tiếp cánh phóng viên. Phần lớn các câu hỏi tập trung vào những năm tháng ông Chấn phải ngồi tù, đấu tranh tư tưởng, mong chờ sự thật được làm rõ.

Theo ông Chấn, những ngày bị thẩm vấn trong trại giam là những ngày ác mộng nhất trong cuộc đời mình. "Khi bị tạm giam, có đêm tôi bị chuyển 3 - 4 buồng. Trong hơn 1 tuần không được ngủ nên đầu óc quay cuồng, lâng lâng, không còn muốn phản kháng nữa” – ông Chấn kể.

Hết bị cán bộ thẩm vấn, hỏi cung, ông Chấn còn bị phạm nhân cùng buồng đánh. “Vào buồng của phạm nhân H., tôi bị người này dùng dép đánh vào 2 mang tai, sau đó còn bắt hát” – ông Chấn nhớ lại.

Những lần làm việc với công an đều có biên bản, cụ thể là các ngày 30/8, 24/9, 25/9 và 27/9. Đến tận ngày 27/9 (sau khi xảy ra vụ án 42 ngày) trong bản tường trình viết tay của mình, ông Chấn vẫn không hề nêu việc liên quan đến vụ án. Nhưng đến ngày hôm sau (28/9/2003), ông Chấn có tờ tự thú. Theo ông Chấn, đơn xin thú tội của ông được một điều tra viên đọc cho viết. Thậm chí, điều tra viên còn đọc cho ông Chấn cả nội dung viết thư về cho vợ là bà Nguyễn Thị Chiến (?!).

Tuy nhiên, đứng trước vành móng ngựa tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn đều một mực khẳng định mình bị oan, bị ép cung song đều không được tòa xem xét thấu đáo.

10 năm ông Chấn ngồi tù cũng là 10 năm vợ con ông phải chịu sự kỳ thị, xa lánh của người đời
10 năm ông Chấn ngồi tù cũng là 10 năm vợ con ông phải chịu sự kỳ thị, xa lánh của người đời.

Ông Chấn còn cho biết, để thực nghiệm hiện trường, các điều tra viên đã cho một tù nhân đóng vai làm cô Hoan. Cán bộ còn đưa cho lúc cái thìa, khi cái lược để giả làm hung khí, ông phải tập nhiều lần cho đến khi thành thạo. Sau đó họ đưa đến một nhà dân để thực nghiệm hiện trường, bắt ông diễn lại và quay phim.

Theo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án, có rất nhiều dấu vết như: Nhiều dấu vết chân dưới sàn nhà, dấu tay có vết máu trên cửa và dấu vân tay trên chiếc gối đậy mặt chị Hoan, vân tay trên cánh cửa, thanh sắt cài cửa hậu, trên công tắc điện… Nhưng những vân tay, vết chân trên hiện trường với vân tay, vết chân của bị cáo lại không được tòa đánh giá và kết luận một cách minh bạch.

Luật sư Nguyễn Đức Biền (người trước đây là luật sư bào chữa cho ông Chấn ở hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, hiện là hiệu phó một trường trung cấp nghề ở Bắc Giang) để tìm hiểu rõ ngọn ngành nhớ lại: “Tại phiên toà phúc thẩm, toà cho biết, so sánh và đối chứng với kết quả xác định dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn thuộc diện nghi vấn, về kích thước cơ học của 2 dấu bàn chân bên phải và bên trái gần đúng kích thước những dấu vết để lại tại hiện trường vụ án”. Gần đúng nghĩa là chưa đúng. Với những người có khổ bàn chân na ná nhau, ướm vào nhau vẫn vừa nên chứng cứ này cũng không thuyết phục. Vậy còn dấu vân tay thì sao? Đây sẽ là chứng cứ quan trọng, đáng tin cậy nhất vì sao cơ quan điều tra có thể bỏ qua và kết luận Chấn đã giết người?

Theo luật sư Biền, thời điểm xảy ra vụ việc đó có người chứng kiến là anh Chấn đến đó gọi điện nhờ cho ai đó và đã xác định được cuộc gọi đó do anh Chấn gọi. Đó là một chứng cứ ngoại phạm.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Thân Ngọc Hoạt (anh em cọc chèo với ông Chấn, cùng trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên) cũng cho biết: “Riêng cái kết luận nạn nhân chết đúng 19h30 tôi cho là không đúng sự thật. Bởi thời điểm đó, có ông Quyền đến mua mắm, ông Thực đến gọi điện, bà Nhâm ngồi chơi. Chính ông Thân Văn Thực – thương binh trong làng là người có thể làm chứng chuẩn xác nhất. Thời điểm đó, ông Thực sang nhờ ông Chấn bấm số điện thoại cho ông Thực xin một cuộc gọi. Sau đó, tôi đã đích thân đi xin chữ ký xác nhận sự việc cũng những người có mặt hôm đó. Tuy nhiên, ông Thực nhất quyết không ký. Về sau, tôi phải lên bưu điện tỉnh xin lại danh sách các cuộc gọi và giá cước của nhà ông Chấn ngày hôm đó để về làm bằng chứng, bắt buộc ông Thực phải ký nhận”.

Theo ông Chấn, cuộc sống trong tù vô cùng khổ cực. Không ít lần ông muốn tự vấn để giải thoát bản thân. “Lần đó, khoảng 12h đêm, tôi rút dây quần đùi ra, xoắn vào chiếc bàn chải đánh răng để siết cổ. Anh em trong tù phát hiện, ngăn cản kịp thời” – ông Chấn nhớ lại.

Theo Viết
MỚI - NÓNG