Kẻ "giúp" tử tù Nguyễn Thị Oanh có thai

Kẻ "giúp" tử tù Nguyễn Thị Oanh có thai
Mỗi lần phạm nhân Thiên mang cơm tới, tử tù Oanh đều rất vui vẻ, cười nói. Hai người lén lút quan hệ với nhau trong suốt một thời gian dài ngay trong buồng giam của tử tù dẫn đến việc Oanh đã mang thai với Thiên.

Hiện nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hoà Bình đã phối hợp với Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an tích cực điều tra, làm rõ về vụ tử tù Nguyễn Thị Oanh có thai trong quá trình biệt giam. Theo thông tin có được, vụ việc trên có sự bố trí sắp xếp từ bên ngoài, hiện nay CQĐT đã xác định được bố của thai nhi...

Theo các thông tin ban đầu, Nguyễn Thị Oanh bị biệt giam từ ngày 25/10/2004 tới nay. Thế nhưng, ngay tại Trại tạm giam - Công an tỉnh Hoà Bình, Nguyễn Thị Oanh đã có thai hơn 12 tuần.

Tử tù Nguyễn Thị Oanh, 39 tuổi, sinh tại La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên. Ngày 12/9/2006, các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh Hoà Bình nhận được đơn kiến nghị của Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự. Theo đó, Văn phòng luật sư cho biết về việc trong quá trình chờ thi hành án tử hình, Nguyễn Thị Oanh đột ngột có thai.

Ngay lập tức, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vào cuộc làm rõ thông tin của luật sư. Qua quá trình điều tra cho thấy sự việc Nguyễn Thị Oanh mang thai là có thật.

Tại bản giám định pháp y số 131 ngày 15/9/2006, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Hoà Bình kết luận phạm nhân Nguyễn Thị Oanh đã có thai hơn 11 tuần. Hiện nay, thai nhi vẫn phát triển bình thường. Oanh có mắc một vài bệnh nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Với tinh thần kiên quyết đấu tranh với mọi sai phạm, các cơ quan chức năng của Bộ Công an đã tước danh hiệu CAND đối với 2 cán bộ Trại tạm giam, Công an tỉnh Hoà Bình là Đại uý Nguyễn Thuyên và chiến sĩ nghĩa vụ Bùi Văn Quyết.

Tiếp đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hoà Bình đã ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Thuyên (40 tuổi) và Bùi Văn Quyết (22 tuổi) về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Qua quá trình đấu tranh khai thác, Nguyễn Thuyên và Bùi Văn Quyết khai nhận đã nhiều lần để cho Nguyễn Trường Thiên (40 tuổi), trú tại Tân Tiến, Biên Hoà, Đồng Nai, đang chấp hành hình phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (mua bán hoá đơn VAT) vào phòng biệt giam của Oanh.

Thiên mang án 5 năm tù, là phạm nhân tự giác của Trại tạm giam - Công an tỉnh Hoà Bình. Hàng ngày, nhiệm vụ của Thiên là phải quét dọn và mang cơm cho các phạm nhân đang thụ án.

Vốn là kẻ khéo mồm, chẳng biết bằng cách nào, Thiên đã gây được lòng tin với cán bộ quản giáo. Vì thế, việc Thiên nán lại tại phòng biệt giam của Oanh không bị vào "tầm ngắm" của các cán bộ quản giáo.

Vậy là qua những lần mang cơm cho tử tội Nguyễn Thị Oanh, Thiên đã nhiều lần "tán tỉnh" Oanh. Như "mở cờ trong bụng", Oanh cũng hưởng ứng nhiệt liệt những hành động của Thiên.

Như có sự tính toán từ trước, mỗi lần được gặp Thiên, Oanh đều cố gắng tìm cách khêu gợi, quyến rũ Thiên để quan hệ.

Theo các thông tin chúng tôi nắm được, hằng ngày, Oanh cố gắng trang điểm bằng tất cả những phương pháp có thể để "giữ chân" Thiên. Mỗi lần Thiên mang cơm tới, Oanh đều rất vui vẻ, cười nói. Hai người cứ thế lén lút quan hệ với nhau trong suốt một thời gian dài.

Mối quan hệ tình ái hy hữu trong chốn đại lao giữa Thiên và Oanh có  thể kéo dài như vậy liên quan trách nhiệm của Thuyên và Quyết. Theo lời khai ban đầu, Thiên đã nhiều lần có quan hệ với Oanh ngay trong buồng giam của tử tù. Trong quá trình đó, Oanh đã có thai với Thiên.

Về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý của Oanh, trước đó ngày 20/12/2005, Oanh bị Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình tuyên án tử hình vì buôn bán trái phép 20 bánh heroin có trọng lượng 7.013,8 gam và 26 viên hồng phiến.

Theo Ngọc Lâm
Công an Nhân dân

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.