Khởi tố 5 đối tượng để điều tra về việc đánh một cán bộ phường trọng thương

Ông Vũ Văn Pho bị 2 người lạ chặn đường, đánh bất tỉnh - Ảnh: Hoàng Long
Ông Vũ Văn Pho bị 2 người lạ chặn đường, đánh bất tỉnh - Ảnh: Hoàng Long
TPO - Công an Thái Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can liên quan đến việc chặn đường, đánh một công chức phường. Trong số 5 bị can, đáng chú ý có cả vợ nguyên chủ tịch UBND phường từng bị nạn nhân tố cáo dẫn đến bị mất chức.

Sáng nay, 28/6, thông tin từ Công an thành phố Thái Bình cho biết, Cơ quan CSĐT, Công an thành phố Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án "Cố ý gây thương tích" khiến một cán bộ phường Lê Hồng Phong (thành phốThái Bình) bị thương xảy ra ngày 18/6.

Đồng thời, qua điều tra ban đầu, cơ quan này cũng đã khởi tố bị can đối với 5 người liên quan để điều tra. Các quyết định khởi tố đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Theo Công an thành phố Thái Bình, ngày 18/6, Công an TP Thái Bình nhận được tin báo về việc anh Vũ Văn Pho (31 tuổi, trú tại phường Trần Lãm, đang là cán bộ tư pháp hộ tịch phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình) bị 2 nam thanh niên lạ mặt gây thương tích tại cửa số nhà 246 đường Lý Thường Kiệt (phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình).

Theo lời khai của người bị đánh là ông Vũ Văn Pho thì vào chiều 18/6, khi ông Pho đi đón 2 con nhỏ tan học về nhà đến đường Lý Thường Kiệt thì bất ngờ có 2 thanh niên lạ mặt chở nhau trên xe máy xô vào phía sau xe của ông P..

Một trong 2 thanh niên chạy lại hỏi "Mày có phải là Pho không?", rồi vung tay đánh tới tấp vào vùng mặt khiến ông Pho choáng váng, bất tỉnh bên đường. Người dân hô hoán gọi công an và đưa ông Pho đến viện cấp cứu.

Đến ngày 26/6, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Cố ý gây thương tích".

Qua quá trình điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT, Công an thành phố Thái Bình cũng khởi tố bị can đối với Hoàng Thị Ánh Nguyệt (38 tuổi), Trần Như Tiến (21 tuổi), Vũ Duy Tùng (31 tuổi), Nguyễn Quang Bình (37 tuổi) và Phạm Thanh Tùng (33 tuổi), đều trú tại thành phố Thái Bình về tội "Cố ý gây thương tích".

Trong số các bị can bị khởi tố, Cơ quan CSĐT, Công an thành phố Thái Bình ra lệnh bắt bị can Phạm Thanh Tùng để tạm giam trong thời hạn 3 tháng, các bị can còn lại áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Trong 5 bị can bị khởi tố nói trên, bị can Hoàng Thị Ánh Nguyệt chính là vợ của ông Đặng Xuân Hậu, nguyên chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình.

Về mối liên quan giữa bị hại và các đối tượng trên, đặc biệt là bị cáo Hoàng Thị Ánh Nguyệt, theo ông Pho, trước ngày xảy ra sự việc, ông có gửi đơn tố cáo đến Thành ủy, UBND thành phố Thái Bình để tố cáo lãnh đạo phường Lê Hồng Phong "thiếu trách nhiệm, cố ý không giải quyết đơn đề nghị việc thực hiện quy trình nhân sự tái cử Ban chấp hành Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025", "cố tình đưa người không đủ điều kiện tiêu chuẩn để giới thiệu vào các chức danh lãnh đạo"...

Cụ thể, theo đơn tố cáo của ông Pho, nguyên Phó bí thư phường Đặng Thị Kim Thoa và ông Đặng Xuân Hậu, nguyên chủ tịch UBND phường đã từng có nhiều sai phạm, đã bị thi hành kỷ luật cách chức liên quan đến việc trục lợi chính sách an sinh xã hội năm 2018, nay lại được tái cử vào ban chấp hành Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025 là không hợp lý.

Trước đó, vào năm 2018, cũng chính ông Pho đã gửi đơn tố cáo cán bộ lãnh đạo, công chức phường Lê Hồng Phong có hành vi lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước dành khoản vốn vay cho các hộ nghèo, cận nghèo và một số đối tượng thuộc diện chính sách khác.

Ông Đặng Xuân Hậu, Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong khi đó đã ký duyệt hồ sơ vay vốn hộ nghèo cho nhiều trường hợp không đúng đối tượng, trong đó có cả bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt là vợ ông Hậu cũng được "đưa" vào diện hộ nghèo để vay vốn.

Khởi tố 5 đối tượng để điều tra về việc đánh một cán bộ phường trọng thương ảnh 1

Dù có ngôi nhà 3 tầng ở mặt đường, nhưng nguyên Chủ tịch phương Lê Hồng Phong vẫn đưa vợ vào diện hộ nghèo - Ảnh: Hoàng Long

Sau khi xác minh, UBKT Thành ủy Thái Bình sau đó cũng đã thi hành kỷ luật đối với các cá nhân sai phạm, lợi dụng chính sách để xác nhận cho vay vốn thoát nghèo sai quy định xảy ra tại phường Lê Hồng Phong. Ông Đặng Xuân Hậu, Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong thời điểm đó bị kỷ luật cách chức ủy viên ban thường vụ Đảng ủy phường, cách chức chủ tịch UBND phường đối với ông Hậu. Ngoài ra, bà Đặng Thị Kim Thoa bị cách chức ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy phường nhiệm kỳ 2015-2020. Bảy cá nhân khác là cán bộ công chức phường bị kỷ luật cảnh cáo.

Về tình hình sức khoẻ của nạn nhân, ong Pho hiện vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình với nhiều chấn thương ở vùng mặt.

MỚI - NÓNG
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời
TPO - Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái sinh ra tại Huế, sống chủ yếu ở Đà Nẵng. Trong sự nghiệp, ông sáng tác gần 200 ca khúc, nổi tiếng nhất là loạt tác phẩm về miền Trung. Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời chiều 6/7 sau thời gian mắc trọng bệnh. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình của xuồng từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Yonaguni (Nhật Bản)

Vượt biển bằng xuồng thời đồ đá

TP - Để hiểu được hành trình di cư của con người cổ đại, các nhà khảo cổ học đã chiến đấu với biển cả trên chiếc xuồng gỗ thô sơ và sử dụng sao trên trời làm kim chỉ nam để đi hơn 200 km từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Nhật Bản.
Ứng dụng hệ thống ITS tại Trung tâm Điều hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

1.500 tỷ đồng cho 'bộ não' cao tốc

TP - Dự án Trung tâm Quản lý giao thông thông minh quốc gia đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn đầu tư công, được kỳ vọng là “bộ não” của toàn tuyến cao tốc.
Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.
Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.