Làm rõ nguồn tiền bẩn của đường dây rửa tiền xuyên quốc gia

Đối tượng Trang tại cơ quan công an.
Đối tượng Trang tại cơ quan công an.
TP - Quá trình bóc gỡ tổ chức tội phạm có dấu hiệu rửa tiền xuyên quốc gia, có sự câu kết của đối tượng người Việt và nước ngoài, cảnh sát đã làm rõ được nguồn tiền bẩn.

Tiền bẩn từ Đài Loan

Cuối năm 2015, Phòng CSHS - Công an Hà Nội nhận được tin tố giác của một ngân hàng về việc một khách hàng có dấu hiệu sử dụng CMND giả để rút tiền… Sau một thời gian điều tra, Đội Cảnh sát đặc nhiệm – Phòng CSHS đã lần ra dấu vết đối tượng hiềm nghi và mai phục bắt quả tang Hoàng Anh Quang (SN 1992, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang dùng CMND giả rút 700 triệu đồng tại một chi nhánh ngân hàng.

Tại CQĐT, Quang khai được cậu ruột là Nguyễn Hồng Hải (SN 1972, ở quận Đống Đa) bày cách làm giàu với thủ đoạn ra ngân hàng rút tiền bằng CMND giả (ảnh của Quang nhưng tên người khác) và sẽ được chiết khấu 1% tổng số tiền rút được...

Mở rộng điều tra, Phòng CSHS lần lượt bắt giữ Hải, Lê Thị Huyền Trang (SN 1982, ở quận Long Biên); Hồ Ngọc Dương (SN 1974, ở quận Hai Bà Trưng); Nguyễn Đình Việt Anh (SN 1992, ở huyện Thanh Trì) và Lin Ren Feng (SN 1979, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, thuê trọ tại quận Hà Đông, Hà Nội).

Theo điều tra bước đầu, sau một thời gian đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Trang quen một người đàn ông người bản địa tên Trấn. Trước khi về nước, Trang được Trấn gạ tham gia vào hệ thống rửa tiền xuyên quốc gia. Theo kế hoạch, Trấn sẽ gửi tiền bẩn từ Đài Loan về Việt Nam cho Trang đi rút, rồi tiếp tục chuyển cho Lin Ren Feng. Nếu trót lọt, Trấn sẽ cắt hoa hồng cho Trang 23% trên tổng số tiền rút được tại các ngân hàng ở Việt Nam. Trang đồng ý tham gia và rủ thêm Hải, Quang, Việt Anh, Dương tham gia.

 Theo hướng dẫn của Trấn, Trang cùng đồng bọn tìm mua CMND của người khác rồi bóc tách ảnh, dán ảnh của Quang vào để mở tải khoản ngân hàng và dùng để rút tiền. Từ ngày 9/11/2015 đến khi bị phát hiện, Trấn đã 4 lần chuyển tiền với tổng số hơn 2 tỷ đồng về Việt Nam và nhóm của Trang đã rút, giữ lại 23% chia nhau, số còn lại chuyển cho Feng.

Giả danh công an

Quá trình điều tra mở rộng, cảnh sát xác định, số tiền Trấn nói gửi từ nước ngoài về Việt Nam cho Trang đi rút thực chất là tiền của các nạn nhân trong nước bị Trấn và đồng bọn dùng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt được. Nhóm của Trang khai chỉ thực hiện hành vi rửa tiền, còn hoạt động giả danh công an để gọi điện thoại đe dọa người bị hại, ép phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng rồi chiếm đoạt đều do Trấn chỉ đạo một nhóm tay chân khác thực hiện.

Bước đầu, CQĐT xác định được một nạn nhân của băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia này là chị Nguyễn Thị T. (SN 1972, ở TPHCM). Cuối năm 2015, chị T. nhận được cuộc điện thoại, ở đầu dây bên kia đối tượng tự xưng là công an, muốn kiểm tra số tài khoản cá nhân của chị T. vì nghi liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật. Chị T. sợ hãi, chuyển thông tin tài khoản cá nhân theo sự hướng dẫn của người lạ.

Sau khi thực hiện những yêu cầu của “công an”, chị T. nghi ngờ đã kiểm tra tài khoản của mình tại ngân hàng X, ở TPHCM và phát hiện số tiền gần 1 tỷ đồng đã “bốc hơi”. Trong quá trình điều tra, các lực lượng chức năng còn được biết trong tháng các 10, 11/2015, nhóm tội phạm này đã thực hiện trót lọt hàng chục vụ chiếm đoạt nhiều tỷ đồng, của nhiều người bị hại tại Hà Nội, TPHCM.

Lần theo những manh mối thu thập được, cảnh sát đã bắt giữ thêm một đối tượng người Trung Quốc là Xue Wen (SN 1980). Tương tự Lin Ren Feng, Xue Wen được cử sang Việt Nam để quay vòng những đồng tiền phi pháp thành tiền “sạch” thông qua việc rút tiền tại các cây ATM, rồi chuyển vào tài khoản cho “ông trùm”. Khám xét nơi ở của Lin Ren Feng và Xue Wen, cảnh sát thu giữ 43 thẻ ATM dùng để rút tiền của các bị hại ở Việt Nam và phần nhiều tại TPHCM.

Cơ quan CSĐT - Công an thành phố Hà Nội vừa khởi tố bị can, bắt giữ 9 đối tượng liên quan về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.