Lời nói sau cùng của Nguyễn Đức Nghĩa

Lời nói sau cùng của Nguyễn Đức Nghĩa
"Tôi xin lỗi gia đình chú Ba, tôi đã gây nên nỗi đau quá lớn! ... Khi biết được tin người cha của tôi không còn trên đời này nữa, tôi lại khát khao được sống, được quay lại với gia đình, xã hội..." - nói tới đây Nguyễn Đức Nghĩa -sát thủ vụ "xác chết không đầu" bật khóc.

>> Y án tử hình Nguyễn Đức Nghĩa

"Tôi xin lỗi gia đình chú Ba, tôi đã gây nên nỗi đau quá lớn! ... Khi biết được tin người cha của tôi không còn trên đời này nữa, tôi lại khát khao được sống, được quay lại với gia đình, xã hội..." - nói tới đây Nguyễn Đức Nghĩa -sát thủ vụ "xác chết không đầu" bật khóc.

Ông ba bệt khóc khi nghe HĐXX đọc lại bản án và cách thức Nghĩa giết con gái ông
Ông ba bệt khóc khi nghe HĐXX đọc lại bản án và cách thức Nghĩa giết con gái ông. Ảnh: Bảo Thắng

Trưa nay (11/11), HĐXX Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình. Trong thời hạn 7 ngày, kể tử ngày bản án có hiệu lực, bị cáo có quyền gửi đơn lên Chủ tịch nước để xin giảm án phạt.

Trước đó, bị cáo Nghĩa đã được nói lời sau cùng:

"Tôi xin lỗi gia đình chú Ba, tôi đã gây nên nỗi đau quá lớn! Xin lỗi đến gia đình đã gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tôi mong ở 1 góc độ nào đó tôi được khoan hồng".

Nói đến đây, bị cáo lại khóc: "Khi biết được tin người cha của tôi không còn trên đời này nữa, tôi lại khát khao được sống, được quay lại với gia đình, xã hội... Đứng trên góc độ bị cáo, tôi là 1 con người, với tư cách là 1 đứa con, người cháu, đứa em trong gia đình. Tôi vô cùng ân hận, mong muốn được 1 ngày nào đó hòa nhập lại cộng đồng".

Bà Phạm Thị Chuân đột nhiên đứng lên nức nở: Xin quý tòa tha cho con tôi! Tôi là người phụ nữ bất hạnh thế này...
Nói xong, bà Chuân khóc nức nở gọi con. Nguyễn Đức Nghĩa gọi to: Mẹ ơi! Bà Chuân nói tiếp: Chồng chết, con chết thì tôi sống làm sao được đây thưa quý tòa?

Nguyễn Đức Nghĩa quay lại nhìn mẹ mếu máo rồi khóc nức nở.

Nguyễn Đức Nghĩa quay lại đắng đót nhìn mẹ, như cố muốn lưu giữ những hình ảnh của người mẹ đau khổ, trên đầu bà vẫn còn băng vết thương do vụ tai nạn. Bà Chuân ngồi lên hàng ghế trên cùng để được gần con hơn, nhưng do quy định nên bà muốn cầm tay Nghĩa cũng không được.

Lời sau cùng của Nghĩa: Tôi tạ tội với gia đình chú Ba, với gia đình và bạn bè tôi, khi biết tin cha tôi không còn nữa, tôi càng khát khao được sống, được trở về thắp cho bố nén nhang. Tôi vô cùng ân hận, mong gia đình chú Ba cho tôi một con đường sống...

Bà Chuân nghe con nói vậy, khóc ầm ĩ và quay sang xin ông Ba: "Ông Ba ơi, cho tôi xin một con đường sống!".

Nguyễn Đức Nghĩa đã hỏi thăm mẹ: "Đầu mẹ bị làm sao?. Ngày mai không phải lên thăm con ngay đâu..." Bà Chuân chỉ nhắm mắt, người run và ngồi gần như không vững, tay bám víu vào ghế. Khoảng cách giữa 2 mẹ con không xa, nhưng bà Chuân không thể chạm vào con trai, dù muốn được nắm tay Nghĩa.

Nguyễn Đức Nghĩa hỏi mẹ: "Bố mất hôm nào?". Bà Chuân nói rằng ông Hùng mất được hơn 1 tuần. Nghe vậy, Nguyễn Đức Nghĩa nói: "Một tuần nay con toàn mơ thấy bố...".

Theo Vietnamnet

Ông Nguyễn Văn Ba - bố nạn nhân Nguyễn Phương Linh : “Tôi muốn chấm dứt nỗi đau này!”

Hôm qua (10/11), ông Nguyễn Văn Ba - người cha đã khóc cạn hết nước mắt, sức lực dường như đã bị vắt kiệt sau cái chết thảm của con gái (nạn nhân Nguyễn Phương Linh đã bị Nghĩa sát hại) cho phóng viên, hiện gia đình ông muốn vụ án khép lại. Vết thương lòng của gia đình ông sẽ khó thể liền sẹo nếu vụ án này còn kéo dài.

Ông có suy nghĩ gì trước phiên xét xử phúc thẩm?

Thực tế, vụ án đã quá rõ ràng rồi. Bị cáo Nghĩa cố tình cướp đi mạng sống của con gái tôi. Khi Nghĩa thực hiện động tác đâm dao lần thứ nhất, theo phản xạ, con gái tôi đã kháng cự lại. Nhưng bị cáo lại tiếp tục đâm nhát thứ 2. Sau đó bị cáo còn cắt đầu và cắt 10 đốt ngón tay của con gái tôi. Trong thời gian ngắn, Nghĩa liên tục thực hiện nhiều hành vi giết người một cách man rợ như thế thì không thể chấp nhận được.

Tâm niệm của tôi và gia đình lúc này mong TANDTC xét xử nghiêm minh, nhằm răn đe làm gương cho những người khác. Trong phiên tòa tới, với tư cách là một người cha có con là nạn nhân trong vụ án này, tôi đề nghị HĐXX loại bị cáo Nghĩa ra khỏi đời sống xã hội để làm gương cho những người khác không phạm phải tội ác tày trời như hắn.

Việc bố bị cáo Nghĩa vừa qua đời có làm ông bận tâm?

Bố Nghĩa mất là sự đau xót của gia đình Nghĩa, nhưng đó chỉ là một tai nạn giao thông, không liên quan đến việc phạm tội của Nghĩa. Nghĩa đã đủ tuổi chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình, nên phải chịu sự trừng trị của pháp luật.

Theo tôi, chúng ta nên cần tách bạch ra thành 2 chuyện riêng biệt, chứ không như một số luật sư đã phát biểu ý kiến trên báo giới trong thời gian vừa qua cho rằng đây có thể là tình tiết giảm nhẹ tội cho bị cáo Nghĩa. Tôi không đồng tình với quan điểm này và dĩ nhiên sẽ không thể có hành động nào ủng hộ được.

Là người cha mất con, tôi chia sẻ với sự mất mát mà mẹ bị cáo Nghĩa đang phải đối mặt. Nhưng pháp luật là pháp luật, mọi người đều phải tuân theo cho dù bất kỳ hoàn cảnh éo le nào xảy ra. Chúng ta không thể hành động theo cảm tính.

Xem ra, gia đình ông đã quá mệt mỏi về vụ án này?

Tôi rất muốn vụ này kết thúc, vì nó đã kéo dài rất lâu rồi. Dư âm của nó tạo tâm lý không hay cho các thành viên trong gia đình tôi. Đặc biệt, con trai tôi hiện đang học cấp 3, cháu bị ảnh hưởng rất nhiều từ vụ án này.

Kể từ khi vụ việc được đưa ra xét xử, những người thân trong gia đình tôi cũng nhận được một số ý kiến phản hồi, chia sẻ và hỏi sao vụ án lại kéo dài đến thế? Tuy nhiên sau đó, vì sức khỏe và tâm trạng không được tốt nên khi thấy số điện thoại lạ, tôi không nghe. Ngay như vợ tôi từ khi cháu Linh mất đến nay lúc nào cũng sống trong tâm trạng buồn bã và mệt mỏi.

Nguyện vọng của tôi và gia đình bây giờ là mong vụ án sớm được đưa ra xét xử và được pháp luật xét xử nghiêm minh, không muốn kéo dài nỗi đau cho bản thân tôi và những người thân trong gia đình. Nói thật với nhà báo, những lúc đi ra đường, có công chuyện với bạn bè, nỗi đau mất con của tôi dịu xuống. Nhưng khi về đến nhà, nhất là lúc gia đình dọn cơm ra ăn, tôi thấy thiêu thiếu cái gì đó. Những lúc đó, hình ảnh con gái tôi lại hiện về làm tôi như mắc nghẹn. Lá xanh rụng trước lá vàng, còn nỗi đau nào bằng nỗi đau mất con của tôi?

(Nói đến đây, mắt ông Ba ngấn lệ rồi ông chỉ tay lên tấm ảnh treo trên tường, bức ảnh Linh chụp cùng cả gia đình dạo trước). Dạo đó tôi bị ốm nặng, cái Linh nó sợ tôi không qua khỏi nên động viên tôi và cả gia đình đi chụp tấm ảnh làm kỷ niệm. Nó nói lỡ bố có làm sao thì còn có tấm ảnh để treo làm kỷ niệm. Vậy mà...

Theo Thiên Long
Đời sống&Pháp luật

MỚI - NÓNG