Luật sư đề nghị khởi tố vụ án liên quan 3 ngân hàng

 Bị cáo Huyền Như đã không nói lời sau cùng trước phiên tòa vì không có kháng cáo
Bị cáo Huyền Như đã không nói lời sau cùng trước phiên tòa vì không có kháng cáo
TP - Hôm qua (30/12) phần tranh tụng, đối đáp tại phiên phúc thẩm đại án Huyền Như đi đến hồi kết, các bị cáo đã nói lời sau cùng. HĐXX sẽ nghị án đến ngày 7/1/2015 mới tuyên án. Luật sư bảo vệ Vietinbank đề nghị HĐXX khởi tố vụ án cố ý làm trái liên quan đến 3 ngân hàng.

“Lỗ hổng” pháp lý?

Luật sư Phan Trung Hoài, bào chữa cho bị cáo Phạm Anh Tuấn, cho rằng trong phiên tòa này xuất hiện nhiều “lỗ hổng” pháp lý khiến việc định tội danh giữa các cơ quan tố tụng có nhiều tranh cãi. Trường hợp của bị cáo Võ Anh Tuấn có dấu hiệu của tội “che giấu tội phạm” thì hợp lý hơn là đồng phạm bởi theo bị cáo Tuấn thừa nhận là biết trước sai phạm của Huyền Như nhưng không can ngăn, tố giác.

Còn đối với tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, ông Hoài cho rằng việc xác định tội phạm chính là hậu quả, thiệt hại. Trong trường hợp nhóm bị cáo phạm vào tội trên thì HĐXX cấp sơ thẩm đã xác định thiệt hại xảy ra với khách hàng chứ không phải Vietinbank. “Vậy áp dụng theo nguyên tắc suy đoán vô tội để có lợi cho bị cáo hay cố ý gán theo hướng bất lợi là buộc tội các bị cáo?” - luật sư Hoài băn khoăn.

Tranh cãi chưa có điểm dừng

Mặc dù HĐXX đã kết thúc phần tranh tụng, đối đáp giữa VKS, các luật sư nhưng dường như cuộc tranh luận giữa các bên vẫn chưa có điểm dừng. Luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ ACB tuyên bố sẽ tranh luận đúng sai với Vietinbank đến cùng nếu HĐXX đồng ý tách trường hợp liên quan đến 32 hợp đồng tiền gửi của các nhân viên ACB tại Vietinbank ra thành một vụ án dân sự khác.

Trong phần đối đáp, các luật sư Vietinbank khẳng định vẫn giữ nguyên quan điểm tranh luận trước đó. Luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng ACB là nguyên đơn dân sự nhưng lại kháng cáo yêu cầu hủy án đề nghị truy tố Huyền Như về tội tham ô là vi phạm tố tụng bởi nguyên đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại. VKS đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm nhằm truy tố Huyền Như về tội tham ô cũng là vi phạm tố tụng hình sự.


Trong phần đối đáp, các luật sư ACB đã phân tích các sai phạm của Vietinbank. Đáp lại, luật sư Nguyễn Văn Trung chỉ ra, đây là vụ án hình sự nên bắt buộc phải áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự để giải quyết, chứ không phải áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự như ACB đề nghị...

Đại diện ACB nêu ý kiến cho rằng đã gửi tiền ở nhiều ngân hàng khác tương tự như ở Vietinbank mà không bị mất tiền, chưa bị xử lý. Theo luật sư Trung, đó là trường hợp “bỏ sót tội phạm”, đề nghị HĐXX xem xét, thu hồi sung công quỹ tiền thu lợi bất chính mà ACB có được từ hành vi cố ý làm trái này.

Luật sư Trung cũng đối đáp lại quan điểm của VKS khi cho rằng việc phân tích hành vi của 5 công ty Phương Đông, SBBS, Bảo hiểm Toàn cầu, Hưng Yên, An Lộc của VKS chỉ tập trung phân tích về hình thức, thủ tục mở tài khoản và tiền đã chuyển vào tài khoản để quy trách nhiệm cho Vietinbank mà quên đi, không quan tâm đến các hành vi, giao dịch bất hợp pháp trước khi mở tài khoản. Trong khi đó, đối với ACB và Navibank thì VKS lại phân tích sâu về bản chất, nội dung giao dịch thật, hành vi sai phạm của 2 ngân hàng này trước khi mở tài khoản cũng như sau khi mở tài khoản…

“Điều này chính là sự khác biệt về quan điểm lớn nhất, quan trọng nhất giữa VKS và các luật sư Vietinbank. Đó chính là lý do mà luật sư Vietinbank và VKS không gặp nhau theo nhận định của VKS. Thực tế trong vụ án này, nếu xảy ra việc đồng nhất quan điểm và gặp nhau giữa VKS và luật sư Vietinbank mới là lạ”, luật sư Trung nói. 

Luật sư của Vietinbank đề nghị khởi tố vụ án

Cũng trong phần đối đáp, luật sư Trung đã bác lại ý kiến của VKS khi cho rằng 2 ngân hàng Hàng Hải và Tiên Phong không bị thiệt hại trong vụ án này, là những pháp nhân độc lập không liên quan đến trách nhiệm, chỉ có các Công ty Phương Đông, An Lộc, SBBS, Bảo hiểm Toàn cầu là những đơn vị thiệt hại trong vụ án với tư cách là nguyên đơn dân sự.

Luật sư Trung chỉ ra, trong hồ sơ điều tra vụ án, kết luận điều tra và qua phần tranh luận tại tòa cho thấy 2 ngân hàng này không khác gì Navibank và ACB. Chỉ khác ở chỗ 2 ngân hàng này ủy thác cho nhóm công ty còn ACB và Navibank thì ủy thác cho nhân viên của họ. 

Từ kết luận điều tra và lời khai của bị cáo Huyền Như, thấy rõ các công ty trên là “sân sau” của 2 ngân hàng Tiên Phong và Hàng Hải được ủy thác gửi tiền vào Vietinbank. Số tiền 5 công ty này gửi vào Vietinbank cũng chính là số tiền của 2 ngân hàng trên. Do đó, 2 ngân hàng này không phải là nguyên đơn dân sự thì cũng phải là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.

Các luật sư Vietinbank cho rằng nếu không xem xét đến vai trò, trách nhiệm của 2 ngân hàng Hàng Hải và Tiên Phong, là đã không làm rõ sự thật khách quan của vụ án, chỉ nói đến cái ngọn mà không nói đến cái gốc, chỉ xét trên hình thức giao dịch dân sự mà không xét đến bản chất hình sự vụ án.

Từ đó, luật sư Trương Xuân Tám, bảo vệ Vietinbank, đã đề nghị HĐXX khởi tố vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đối với 3 ngân hàng Navibank, Tiên Phong, Hàng Hải...

Luật sư Trương Xuân Tám, bảo vệ Vietinbank, đã đề nghị HĐXX khởi tố vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đối với 3 ngân hàng Navibank, Tiên Phong, Hàng Hải...

MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.