Mánh lới biến cuộc vui thành bi kịch của trò 'bầu cua'

Mánh lới biến cuộc vui thành bi kịch của trò 'bầu cua'
Sắp tết, cũng có nghĩa là sắp đến "mùa “bầu cua” hoành hành đường làng ngõ xóm, nguy cơ phá nát nhiều gia đình có những người máu mê trò cờ gian bạc lận này.

Mánh lới biến cuộc vui thành bi kịch của trò 'bầu cua'

> Triệt phá ổ bạc kiểu casino

> Đại gia miền Tây qua casino Campuchia... đá gà

Sắp tết, cũng có nghĩa là sắp đến "mùa “bầu cua” hoành hành đường làng ngõ xóm, nguy cơ phá nát nhiều gia đình có những người máu mê trò cờ gian bạc lận này.

Mánh lới biến cuộc vui thành bi kịch của trò 'bầu cua' ảnh 1
 Ảnh: minh họa
 

Muôn kiểu dụ dỗ “con mồi”

Khi tiết xuân sắp về cũng là lúc những “chợ chồm hổm” di động mọc lên ở những tán cây ven đường hoặc nơi đông người qua lại để “mời” người có máu đỏ đen "thử vận may" bằng 6 "món": bầu, cua, tôm, cá, gà, nai. Muốn chợ "bầu cua" được xôm tụ, trước hết phải kể đến cái tài của nhà “cái”, tức là người rung xóc bầu cua và những tay cò mồi.

Đúng giờ “G”, những tay cò mồi xuống đường “hóa thân” thành người đi mua hàng Tết, cưỡi xe chạy qua lại, rồi tấp vào xem thử chơi cho biết. Giữa chủ và "khách" có hợp đồng bất thành văn trước đó, ăn nhiều ăn ít đều phân chia sòng phẳng. “Người mồi” bầu cua" phải tuyệt đối bí mật không bao giờ “bật mí” về…nhân thân của mình cũng như mánh khóe của nghề "một vốn bốn lời" này.

Nói về người "mồi" bầu cua" phải nhắc đến Lê Văn Hạnh (40 tuổi) ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Hạnh là “siêu mồi” có tiếng. Đêm ba mươi Tết người nhà dẫu có đốt đuốc đi tìm cũng chẳng thấy bởi gã và các “đồng nghiệp” còn bận rộn ở ven biển để "mồi" cho "chủ cái".

Hạnh cho biết: “Mình đã hợp đồng với chủ cái mà đánh bài chuồn, họ làm ăn ế ẩm thì… tội nghiệp!”. Giới "mồi" bầu cua", ngoài việc giả dạng con nhà giàu, còn phải đóng kịch giống thật khi chơi "bầu cua".

Lúc mở hàng, khi có người đến xem, "cò mồi" đặt một con là trúng ngay, tiền cầm "sướng tay". Người xem thấy dễ ăn liền móc hầu bao đặt theo "cò mồi". Mới đầu người chơi vô mánh đậm, nhưng sau đó thua không thể cứu vãn bởi những “cái” rung "bầu cua" điêu luyện.

Với bộ mặt buồn như trời mưa, những “người mồi” bèn lột đồng hồ, nhẫn vàng chơi luôn. Như bị "ma" đưa đẩy, người chơi cũng lột sạch tiền ra "cúng" đến khi lên thua liểng xiểng mới thất thểu ra về.

Nghe Hùng “râu”, một "cò mồi" có tiếng, kể lại chuyện “hành nghề” "bầu cua" bịp" của gã, tôi cứ thấy khó hiểu về những kẻ như gã. Hùng “râu” bảo rằng, không có cảm giác nào thú vị hơn cảm giác đang cay cú bỗng nhiên sung sướng tột đỉnh vì "bợ" ngon ơ" hầu bao của người chơi, và cũng không có niềm hân hoan nào lớn hơn là bước chân ra khỏi nhà là biết chắc sẽ mang được về “chiến lợi phẩm” trong ba ngày tết bảy ngày xuân.

Ở Hoài Nhơn có ông Luyện, 55 tuổi, "cò" bầu cua" chừng… 30 năm. Ông biểu diễn đôi bàn tay điệu nghệ như diễn viên múa khi trổ tài rung xóc "bầu cua". Ông kể, gia đình ông coi "mùa" bầu cua" là mùa kiếm tiền cho cả năm.

Hệ lụy

"Mùa "bầu cua" năm ngoái đối với người đàn ông tên Thể (40 tuổi), ngụ tại xã Hoài Xuân (Hoài Nhơn) là kỷ niệm tái tê nhớ đời.

Quanh năm suốt tháng với nghề hái dừa cùng người vợ sớm chiều nuôi heo khổ nhọc, chắt bóp được một cây vàng. Sáng 23 tháng Chạp, anh Thể đem vàng lên Bồng Sơn định bán lấy tiền mặt, tậu chiếc xe máy về chở vợ con đi du xuân, nhưng khi ngang qua khu chợ, thấy người ta đánh "bầu cua" ăn "quá trời", anh cũng ghé vào chơi vài ngàn, nhưng lạc vào "mê hồn trận" lúc nào không biết.

Khi hầu bao cạn bởi những lần rung xóc, thay vì về nhà, anh Thể lại ghé tiếp "sòng" bầu cua" “láng giềng” để gỡ gạc. Hết tiền, Thể lấy vàng ra chơi và chỉ trong vòng vài giờ “chiến đấu”, toàn bộ số vàng mang theo đã nằm trong tay "chủ sòng".

Cách đây chưa lâu, ở huyện Hoài Nhơn cũng có người đàn ông cầm tiền đi mua tivi để vui Tết, nhưng cũng bị “con ma” bầu cua" lột không còn đồng dính túi. Mấy tay "cò mồi" thấy vậy bố thí cho mấy ngàn đi xe về nhà.

Nhiều người còn thiệt thân, mất mạng chỉ vì ham mê trò đỏ đen này.

Năm trước, vào chiều mồng 2 Tết, tại địa bàn thôn Giao Hội 1, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, bà Trần Thị Trúng bày "sòng" bầu cua" dưới luỹ tre làng gần nhà.

Anh Lê Văn Trung (24 tuổi, ở cùng thôn) dạo chơi thấy "sòng" của bà Trúng đang sát phạt nên vào thử. Nhưng vận may không thấy chỉ gặp toàn tai họa.

Trong lúc sát phạt, bà Trúng và Trung xảy ra mâu thuẫn. Thế là hai bên tung ra những lời lẽ khó lọt tai. Hậu quả, Trung bị đánh chấn thương sọ não. Tuy thoát chết nhờ được đưa đi bệnh viện kịp thời nhưng khi sắp đến, Trung lại đau đầu nhớ vụ "bầu cua" ấy.

Bi kịch hơn là chuyện của gia đình ông Bùi Châu, xã Hoài Đức. Vì thua "bầu cua", bị bố mẹ la rầy mà người con trai vừa tròn 20 tuổi đã uống thuốc sâu tự tử. Đến khi người nhà tìm được thì anh này đã hồn lìa khỏi xác.

Không ai có thể ngồi không mà hưởng bát vàng và càng không có chuyện của trên trời rơi xuống. Vì vậy, mê muội, tin tưởng vào những trò lừa của thế gian thì sớm muộn cũng tán gia bại sản, tan cửa nát nhà.

Theo Trần Kim Anh
Pháp luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.