Nâng độ tuổi trẻ em có ảnh hưởng các luật khác?

TP - Dự thảo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) đề xuất tăng tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18. Có người lo ngại sẽ phải sửa nhiều đạo luật liên quan, hoặc, làm tăng số trẻ phạm tội. Tuy vậy, phần lớn ý kiến cho rằng, dù vậy đi nữa, quy định như đề xuất sẽ đảm bảo được nhiều quyền lợi chính đáng cho lứa tuổi này.

Đảm bảo tối thượng quyền lợi cho trẻ em

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành năm 1991, sau đó, sửa đổi năm 2004. Quá trình thực thi, đạo luật này bắt đầu bộc lộ những bất cập, thiếu sót, trong đó có việc quy định độ tuổi trẻ em được hiểu từ 16 tuổi trở xuống. Chính vì thế, trong dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), chuẩn bị được trình Quốc hội thông qua, các nhà làm luật đã đề xuất nâng độ tuổi trẻ em đến dưới 18.

Liên quan đến dự luật nói trên, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng, việc tăng độ tuổi cho trẻ em sẽ đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho lứa tuổi này, nhất là các chính sách ưu đãi dành cho người chưa thành niên trong các lĩnh vực, như y tế, giáo dục, hoặc các chế độ đãi ngộ phúc lợi xã hội.

Theo ông Nam, điển hình là những thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe. Bởi, ở độ tuổi này, trẻ em sẽ được cung cấp các loại thuốc thiết yếu, cùng với đó là những đảm bảo về điều kiện và chất lượng khám, chữa bệnh, hay công tác tiêm chủng, phòng, chống các loại dịch bệnh phổ biến…

Dưới góc độ là các nhà làm luật, chứng kiến câu chuyện áp dụng pháp luật vào thực tiễn, luật sư Hà Đăng (Đoàn luật sư Hà Nội) phân tích, khi nâng tuổi trẻ em từ dưới 16 lên 18, đó là một bước hòa nhập vào luật pháp quốc tế. Thực tế cho hay, Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (Việt Nam tham gia từ năm 1990) quy định độ tuổi trẻ em dưới 18.

Theo tiến sỹ tâm lý Dương Thị Loan (phụ trách bộ môn Tâm lý - Đại học Luật Hà Nội), lứa tuổi dưới 18 được hiểu, đó là giai đoạn chưa phát triển đầy đủ về sức khỏe, nhận thức, chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người lớn, người trưởng thành. Và đặc biệt, theo tiến sỹ Loan, qua nhiều công trình nghiên cứu, ở độ tuổi dưới 18, được hiểu là lứa tuổi có những chuyển biến mạnh về tâm, sinh lý, hướng tới sự hoàn thiện, ổn định của giới trẻ. Do vậy, đây là lứa tuổi rất cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt từ gia đình, xã hội và cộng đồng.

Không ảnh hưởng đến các đạo luật khác

Ngoài những ý kiến ủng hộ dự thảo trong việc nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên thành 18, một số người cho rằng, khi điều chỉnh nội dung của Luật này, sẽ gây ra những xáo trộn về tỷ lệ phạm tội ở trẻ em, hoặc phải sửa đổi một số đạo luật khác cho phù hợp. Tuy vậy, câu chuyện trên đã có lời giải khi các chuyên gia pháp lý khẳng định, tỷ lệ phạm tội có thể tăng, nhưng chỉ mang tính số học khi điều chỉnh độ tuổi, ngoài ra, có một số đạo luật thể hiện tính đặc thù, như Luật Hôn nhân và Gia đình, hoặc Bộ luật Hình sự.

Luật sư Nguyễn Huy Toàn (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định, thực chất, việc nâng độ tuổi trẻ em đến dưới 18 là hoàn toàn phù hợp với các quy định chung của luật pháp quốc tế. Có ý kiến cho rằng, luật hình sự ở nước ta chỉ quy định đủ 14 tuổi có thể bị truy cứu, nhưng luật sư Toàn dẫn chứng, nếu so sánh với các văn bản của luật hình sự, đơn cử như tại Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em có quy định, tuổi chịu trách nhiệm hình sự tối thiểu là 12. 

Ở Việt Nam, chúng ta quy định độ tuổi này là 14 (trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…) và thông thường, khi một công dân đủ 16 tuổi trở lên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm do mình gây ra. Điều này có nghĩa, khi nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18, hoàn toàn không ảnh hưởng đến những quy định chung của quốc tế.

Lĩnh án vì giáo dục chưa đầy đủ

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội tuyên 4 năm tù đối với bị cáo Phùng Anh Tuấn (SN 1999, ở phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) về hành vi hiếp dâm trẻ em. Tài liệu cáo buộc thể hiện, ngày 2/6/2014, phát hiện cháu Nguyễn Ngọc M. (SN 2000) không mặc đồ lót, Tuấn đã rủ cháu này về nhà riêng ở khu tập thể Nghĩa Tân rồi giao cấu trái ý muốn. Đánh giá về hành vi phạm tội của bị cáo, một thành viên hội đồng xét xử cho rằng, do thiếu giáo dục đầy đủ, cũng như thiếu hiểu biết pháp luật, bị cáo đã phạm phải tội đặc biệt nghiêm trọng.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành năm 1991, sau đó, sửa đổi năm 2004. Quá trình thực thi, đạo luật này bắt đầu bộc lộ những bất cập, thiếu sót, trong đó có việc quy định độ tuổi trẻ em được hiểu từ 16 tuổi trở xuống.

MỚI - NÓNG