Ngày 11/11, tái xử nguyên tổng giám đốc Vinalines

Bị cáo Sơn, Quang, Hùng, Giáp tại tòa
Bị cáo Sơn, Quang, Hùng, Giáp tại tòa
TAND tỉnh Khánh Hòa cho biết ngày 11/11 sẽ mở lại phiên tòa đưa các bị cáo vụ Vinalines ra xét xử về tội tham ô tài sản trong vụ sửa chữa ụ nổi 83M tại Khánh Hòa.

Các bị cáo gồm: Trần Hải Sơn (thuộc cấp của Dương Chí Dũng; SN 1960; ngụ TP HCM), nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (đối tượng vừa bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cáo tại Hà Nội xử phạt tổng cộng 22 năm tù về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái); Trần Văn Quang (SN 1976, ngụ TP Vũng Tàu), nguyên Phó trưởng Phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Bá Hùng (SN 1979, ngụ Khánh Hòa), nguyên Phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin; Phạm Bá Giáp (SN 1972, ngụ Khánh Hòa) nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân.

Trước đó, ngày 26/8, tòa này đã mở phiên tòa xét xử nhưng sau đó hoãn vì vắng mặt một số nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đặc biệt là Dương Chí Dũng. Hiện ông Dũng đã được di lý vào Khánh Hòa. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày.

Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Được Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giao nhiệm vụ, ủy quyền ký, thanh toán các hợp đồng sửa chữa ụ nổi 83M thuộc Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, Trần Hải Sơn đã thông đồng với Trần Văn Quang, Trần Bá Hùng, Phạm Bá Giáp thỏa thuận nâng khống khối lượng vật tư thi công và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.

Theo cơ quan điều tra, hành vi nêu trên của Sơn, Quang, Hùng và Giáp đã phạm vào tội “tham ô tài sản” quy định tại khoản 4 điều 278 BLHS có khung hình phạt tù từ 20 năm tù chung thân hoặc tử hình. Trong đó, Sơn giữ vai trò chính, Quang là người tổ chức thực hiện, Hùng và Giáp giữ vai trò giúp sức.

Theo H.Phúc

Theo Báo Người Lao Động
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.