“Người mang phận tử tù 43 năm” sẽ được bồi thường thế nào?

TP - Theo luật sư, ông Thêm phải được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần từ khi bắt đầu bị khởi tố đến ngày ra quyết định đình chỉ điều tra.

Trao đổi với Tiền Phong về vụ ông Trần Văn Thêm (SN 1934, ở  xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) xôn xao dư luận vừa qua, luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Cty luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, theo quy định pháp luật, trách nhiệm xin lỗi, bồi thường thuộc về Tòa án cuối cùng nơi đã kết tội ông Thêm. “Điều quan trọng nhất bây giờ là phía ông Thêm phải xác định được những thiệt hại, bao gồm về vật chất và về tinh thần. Phía người thiệt hại phải kê khai ra và gửi cơ quan có thẩm quyền để đưa ra quyết định”- luật sư Tuấn Anh nói.

Luật sư Tuấn Anh lấy ví dụ, vụ ông Huỳnh Văn Nén đến nay vẫn chưa thống nhất được số tiền bồi thường, do những liệt kê đó không đơn giản. Luật sư bảo vệ cho ông Thêm cũng không thể xuất trình hóa đơn chứng từ chứng minh thiệt hại do việc ngồi tù oan. Việc này phụ thuộc vào mức sống, mức thu nhập trung bình ở địa phương thời điểm đó, cộng với những ảnh hưởng đến với gia đình người mang án oan.

“Ví dụ, nếu con ông Thêm cho rằng vì ông đi tù nên không học hành đến nơi đến chốn, bỏ học giữa chừng…, thì không thể tính vào chi phí bồi thường nhưng đây là thiệt hại thực tế. Trong trường hợp này, những cơ quan xét duyệt mức bồi thường cần cân nhắc để làm sao có mức bồi thường phù hợp, chính đáng cho ông Thêm”- luật sư Tuấn Anh nói.

Theo luật sư Tuấn Anh, trong trường hợp này, các luật sư tham gia trực tiếp vụ án phải tham khảo rất nhiều hồ sơ tài liệu để có thể đưa ra được một mức yêu cầu bồi thường. “Việc bồi thường phải dựa trên thiệt hại thực tế xảy ra, bao gồm thiệt hại về mặt vật chất, giảm thu nhập trong bao nhiêu năm ngồi tù; đồng thời phải tính cả thiệt hại về mặt tinh thần của ông Thêm và người thân” - luật sư nói.

Cũng theo luật sư Tuấn Anh, bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất của ông Thêm phải được tính đến ngày cơ quan tố tụng trung ương ra quyết định đình chỉ điều tra. Ngày hôm đó, ông Thêm mới chính thức vô tội, vậy nên hậu quả bồi thường phải tính từ thời điểm ông Thêm bắt đầu bị khởi tố đến ngày ra quyết định đình chỉ.

Về trách nhiệm của những người liên quan, sau khi tỉnh Vĩnh Phú được tách thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ nên hồ sơ vụ án chưa được xem xét giải quyết triệt để, luật sư Tuấn Anh cho biết, việc này cần có hướng dẫn cụ thể của TAND và Viện KSND Tối cao.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.