Nguyên tắc và các trường hợp được nổ súng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (có hiệu lực từ 1/1/2012) đã quy định rõ về “Nguyên tắc nổ súng” và “7 trường hợp nổ súng”.

Theo đó, một trong những nguyên tắc nổ súng phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng; Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay (điểm a và b, khoản 2, Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12).

Còn khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định 7 trường hợp nổ súng, cụ thể như sau: Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ… Đặc biệt, người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.   

MỚI - NÓNG