Nhiều bị cáo vụ 112 khai lãnh đạo sai gì thì làm đó

Nhiều bị cáo vụ 112 khai lãnh đạo sai gì thì làm đó
TPO - Trong phiên xử ngày thứ năm vụ “Đề án 112”, nhiều bị cáo tự bào chữa cho mình, cho rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án, họ mới chỉ là nhân viên thử việc, lãnh đạo sai gì làm đó.
Nhiều bị cáo vụ 112 khai lãnh đạo sai gì thì làm đó ảnh 1
Các bị cáo tự bào chữa cho mình tại toà. Ảnh: Bảo Thắng.

Đơn cử như trường hợp của Nguyễn Duy Hùng (nguyên Phó Phòng Kế hoạch phát hành - Nhà xuất bản Tư pháp). Trong nội dung cáo buộc, bị cáo này bị đề nghị xét xử về hành vi thông đồng với Phạm Thị Tuyết Lan làm thủ tục chi trái pháp luật cho Ban Đề án 112 hơn 500 triệu đồng và trực tiếp giao dịch “gửi giá” nhiều lần với các công ty để lấy hơn 600 triệu đồng cho Ban Đề án 112  và chia nhau.

Với  phần tự bào chữa, bị cáo này đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét, làm rõ trách nhiệm và vị trí của bị cáo này trong các giao dịch với Công ty Khuyến học, Công ty Hữu Nghị, Công ty Giao Thông… Bởi theo Hùng, vào thời điểm đó, bị cáo này vừa trải qua hai năm làm việc không lương, vừa được ký hợp đồng ngắn hạn với Nhà xuất bản Tư pháp.

“Bị cáo chỉ biết ông Giao giao việc gì thì làm việc đó, bảo đi đâu thì đi đó, chứ không biết là vi phạm pháp luật” - Nguyễn Duy Hùng giải thích.

Trường hợp của Phạm Tuyết Lan cũng tương tự khi bị cáo này xin HĐXX xem xét các tình tiết, vừa sinh con và vào thời điểm xảy ra vụ án, bị cáo mới chỉ là cán bộ hợp đồng của Nhà xuất bản để mong giảm án.

Trong phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Giao, luật sư đưa ra các lý do: Nhà xuất bản Tư pháp, vào thời điểm phát sinh vụ án, các cán bộ cũng như nhà quản lý còn thiếu kinh nghiệm do mới được thành lập, nhất là các kỹ năng về tài chính;

Vào thời điểm đó, các khoản chi phí trong lưu thông cực lớn, có thể chiếm gần 50% tổng chi phí xuất bản, do đó, ông Giao vội vàng gửi tiền “phát hành phí” cho Ban Điều hành Đề án 112 cũng có thể coi là chấp nhận được (?!), qua đó xin HĐXX xin HĐXX giảm án cho thân chủ.

Cũng theo vị luật sư này, sách in cho Ban đề án 112, Nhà nước không quản lý về giá, cơ cấu giá do Nhà xuất bản tự định ra, do vậy “không chi thì không thể phát hành sách” - luật sư này nói.

Trước khi ngừng lời, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Giao đề nghị HĐXX cho áp dụng tình tiết giảm nhẹ “có nhiều thành tích” quy định trong điều 46 Bộ luật Hình sự mà trước đó Viện kiểm sát đã “quên”. Đồng thời, đề nghị HĐXX xem xét các yếu tố nhân thân, mức độ sai phạm để  cho bị cáo Giao được nhận hình thức cải tạo không giam giữ để bị cáo này có điều kiện cống hiến cho xã hội.

Vào cuối buổi chiều, luật sư bào chữa cho hai bị cáo Lương Cao Phi và Lương Cao Phong đồng thanh cho rằng, các chứng cứ buộc tội chưa thuyết phục, mong HĐXX xem xét.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...