Những ruộng cần sa ngay ngoại ô Hà Nội

Những ruộng cần sa ngay ngoại ô Hà Nội
Thay vì đưa ma túy từ biên giới về, bọn tội phạm đã sản xuất chất gây nghiện ngay tại chỗ. Và những thửa ruộng chết người trồng cần sa đã xuất hiện công khai ở ngay vùng ngoại ô, cách Hà Nội chỉ hơn 30 km...

>> Bán cần sa di động khắp Hà Nội

Trồng cần sa ngoài ruộng, trong nhà

Ngay giữa tháng 3 vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17) - Bộ Công an đã phá một đường dây mua bán cần sa hoạt động khắp địa bàn Hà Nội, bắt 5 đối tượng bán cần sa.

Lần theo dấu vết, các trinh sát Phòng 4 - C17 phát hiện ra vườn cần sa tại xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

Một mảnh ruộng khoảng 1.000m2 trồng đầy cây cần sa đang xanh mơn mởn. Các chiến sĩ công an kết hợp với cơ quan chức năng tại địa phương đã thiêu hủy toàn bộ số cây cần sa này. Và vụ án cũng đang được tiếp tục điều tra mở rộng với số đối tượng tình nghi đã lên tới hơn 10 người.

Tính đến ngày 27.3, đã có 10 đối tượng bị bắt tạm giam vì hành vi buôn bán chất ma túy, trồng cây cần sa. Bước đầu, công an đã làm rõ mối liên hệ giữa những kẻ bán cần sa tại Hà Nội và người trồng cần sa tại Hà Tây.

Những kẻ bán cần sa đã thuê một số người dân ở xã Thọ Xuân, Đan Phượng trồng cần sa trên mảnh ruộng của gia đình họ, rồi thu mua toàn bộ với giá cao. Trong số 10 đối tượng bị bắt có cả những nông dân hám lợi, dù biết mình đang được thuê trồng cần sa nhưng vẫn nhắm mắt làm liều.

Khi mở rộng chuyên án này, các cán bộ C17 phát hiện được một số điểm khác cũng tại huyện Đan Phượng có trồng cần sa trên ruộng và tại nhà. Những địa điểm trồng cần sa khá gần nhau và nhiều khả năng do cùng một nhóm đối tượng thuê người trồng.

Nguy hiểm hơn, theo một cán bộ C17, các cán bộ trinh sát đã phát hiện cần sa được trồng ngay... trong nhà. Công an đã thu giữ những chậu cần sa trồng mỗi cây một chậu đang trong thời kỳ ra hoa.

Những ruộng cần sa ngay ngoại ô Hà Nội ảnh 1
Tiêu hủy cần sa trồng tại ruộng

Vì sao không phát hiện sớm?

Việc cần sa được phát hiện trồng tại Đan Phượng làm nhiều người giật mình, vì làng quê đông đúc này chỉ cách Hà Nội có hơn 30 km.

Cần sa được trồng hàng năm trời không bị phát hiện là vì một lý do hết sức đơn giản, chính người dân xung quanh cũng không biết cây cần sa là cây gì.

Chủ ruộng nói rằng đó là cây thuốc quý. Cây cần sa cũng có bề ngoài khá giống cây thanh hao (một loại cây dược liệu) nên bà con khó lòng phân biệt.

Tuy nhiên có thể phân biệt cây cần sa với cây thanh hao ở đặc điểm: chiều cao tối đa của cây này khoảng 1,3m, thấp hơn cây thanh hao một chút, lá dài hơn lá thanh hao, hoa trắng như hoa rau dền, lá mùi ngái ngái. Cây trồng sau 3 tháng sẽ ra hoa, ngọn và hoa cây này được hái như búp chè và hạ thổ, để hơi tái là có thể bán được cho người nghiện.

Thượng tá Khu nói: "Nguyên nhân là một số nơi, chính quyền cơ sở ở thôn, xã chủ quan, không đề phòng. Điều làm tôi nhớ nhất sau lần tiêu hủy vườn cần sa của Nguyễn Văn Thọ ở Hưng Yên, là có một cụ ông chừng ngoài 80 tuổi chống gậy đến nói với chúng tôi: Các anh mà không về phá vườn cây chết người này thì nó có thuê chúng tôi trồng chúng tôi cũng làm. Nó bảo đó là cây thuốc thì biết là cây thuốc, chứ có ai biết đó là cây cần sa đâu".

Theo đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng C17, những vụ trồng cần sa ngay gần thành phố, ở giữa khu dân cư cho thấy bọn tội phạm đưa ma túy về gần đô thị, vừa sản xuất vừa phân phối. Để phát hiện loại hình tội phạm này cần phải có sự tuyên truyền tích cực đến đông đảo người dân, các cấp chính quyền cơ sở, làm sao họ nhận biết được cây cần sa hoặc các loại cây gây nghiện khác.

Chính nhân dân sẽ là mạng lưới thông tin quan trọng để phát hiện bọn tội phạm. Thêm vào đó, các cán bộ chính quyền, công an cơ sở phải đề cao cảnh giác với các vườn cây lạ, các vườn cây thuốc, thậm chí là các căn nhà bỏ hoang, những căn nhà kín cổng cao tường có biểu hiện khả nghi... để kịp thời phát hiện và dập tắt những ổ cần sa ngay giữa đồng bằng.

Theo K.T.L
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.