Phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu

Phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu
TPO - Chiều 16/3, lực lượng chức năng đã kiểm tra một cơ sở sản xuất làm giả sa tế tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Mỗi ngày cơ sở này xuất ra thị trường hơn 6.000 sản phẩm.

Khoảng 14h ngày 16/3, Đội An ninh vận tải & Bưu chính viễn thông, Phòng An ninh kinh tế, CATP Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 13, Chi cục QLTT Hà Nội và CAH Sóc Sơn đã tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS 30Z-4625 đang di chuyển tại khu vực thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Bước đầu, lái xe Nguyễn Văn Tấn, SN 1987, trú tại Đông Anh, Hà Nội không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa. 

Phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu ảnh 1

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất sa tế giả

Tiến hành kiểm đếm, trên xe đang chở 163 thùng sa tế tôm nhãn hiệu Thắng Phát, bao bì ghi công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thắng Phát có địa chỉ tại Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, có mặt tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thắng Phát khẳng định, đây không phải là sa tế do công ty sản xuất, toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu làm giả tên, thương hiệu và địa chỉ của công ty.

Đấu tranh với lái xe Nguyễn Văn Tấn, Tấn khai nhận, là quản lý của một xưởng sản xuất sa tế tư nhân tại thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, khi đang vận chuyển hàng đến thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giao cho khách hàng thì bị cơ quan công an kiểm tra, bắt giữ.

Tiếp tục khám xét cơ sở sản xuất này, lực lượng chức năng phát hiện 6 công nhân đang tiến hành các công đoạn sản xuất sản phẩm sa tế và đóng gói vào chai, lọ bao bì nhãn hiệu Thắng Phát.  Tại đây, cơ quan chức năng thu giữ 9.600 vỏ nhựa chưa dán nhãn, 17.000 vỏ nhựa đã dán nhãn cùng hàng trăm kg bột chưa rõ nguồn gốc. 

Phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu ảnh 2
Phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu ảnh 3

Cơ sở sản xuất với những máy móc thô sơ

Phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu ảnh 4
Phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu ảnh 5

Nguyên vật liệu chế biến không rõ nguồn gốc

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Hà, Đội trưởng Đội QLTT số 13 cho biết, tại thời điểm kiểm tra chủ cơ sở vắng mặt, cơ sở không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến sản xuất. Có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hoá. "Chúng tôi đã chuyển toàn bộ giấy tờ, hồ sơ vụ việc, công cụ sản xuất sang công an huyện Sóc Sơn để xác minh, làm rõ", ông Hà nói.

Được biết, mỗi ngày cơ sở này xuất ra thị trường hơn 6.000 sản phẩm. 

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.