Đắk Lắk:

Phiên tòa lọt tội và quá nhiều lỗi tố tụng

Phiên tòa lọt tội và quá nhiều lỗi tố tụng
TP -  Sau lần hoãn phiên tòa không báo trước ngày 30/10, TAND tỉnh Đắk Lắk đã chính thức đưa vụ án Nguyễn Thị Lan chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng bằng chiêu lừa “cho vay lấy lãi” ra xét xử.

Đúng như dư luận cảnh báo, phiên tòa bỏ lọt tội phạm này bộc lộ quá nhiều lỗi tố tụng… Phiên tòa diễn ra trong 2 ngày 5,6/12/2007

Phiên tòa lọt tội và quá nhiều lỗi tố tụng ảnh 1
 Nguyễn Thị Lan tại phiên tòa

Dư luận bất bình trước những dấu hiệu bao che

Đầu tháng 11/2007, sau một đợt vay mượn dồn dập, vào thời điểm gom được nhiều tiền nhất, Nguyễn Thị Lan đột ngột tuyên bố với các chủ nợ về việc mất khả năng chi trả, rồi cùng chồng là ông Hồ Trung Dũng viết các giấy ký nhận nợ. Sau đó Lan bỏ trốn.

Ngày 18/11/2006, Văn phòng luật sư Minh Trị (16 Hai Bà Trưng, BMT) đứng ra làm trung gian dàn xếp bằng cách thuyết phục các chủ nợ đồng ý nhận căn nhà của mDư luận bất bình trước những dấu hiệu bao che

Đầu tháng 11/2007, sau một đợt vay mượn dồn dập, vào thời điểm gom được nhiều tiền nhất, Nguyễn Thị Lan đột ngột tuyên bố với các chủ nợ về việc mất khả năng chi trả, rồi cùng chồng là ông Hồ Trung Dũng viết các giấy ký nhận nợ. Sau đó Lan bỏ trốn.

Ngày 18/11/2006, Văn phòng luật sư Minh Trị (16 Hai Bà Trưng, BMT) đứng ra làm trung gian dàn xếp bằng cách thuyết phục các chủ nợ đồng ý nhận căn nhà của mẹ bà Lan và 3 chiếc xe máy của bà Lan để tự bán, tự chia tiền theo tỉ lệ nợ trên tổng số nợ gia đình Lan đã vay, và “xem như bà Nguyễn Thị Lan đã thanh toán hết nợ”.

Một số chủ nợ nhẩm tính, thấy căn nhà và 3 chiếc xe cao giá lắm chỉ khoảng 2 tỷ, trong khi số tiền vợ chồng Lan nhận vay của 15 chủ nợ lên đến 7,338 tỷ , vỡ lẽ từ ngữ lập lờ trong “biên bản thỏa thuận” chỉ nhằm tiếp tục lừa họ để cướp không hơn 5 tỷ đồng nên đã phẫn nộ tố cáo vụ việc đến các cơ quan chức năng.

Ngày 2/1/2007, Công an tỉnh Đắk Lắk quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. 3 ngày sau Lan ra đầu thú, bị bắt tạm giam.

Trong khoảng thời gian điều tra kéo dài, dư luận đã xôn xao bất bình về việc ông Hồ Trung Dũng, kẻ đã lợi dụng cái mác “cán bộ, đảng viên” nhiều lần chở vợ đến nhà họ để vay- nhận- trả tiền sau đó “ xù” không trả, vẫn nhơn nhơn thách thức các chủ nợ và vẫn yên vị trên ghế Trưởng phòng Đo đạc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đắk Lắk.

Tiếp phóng viên báo Tiền phong tại phòng làm việc, Giám đốc Sở cho biết Sở chẳng có căn cứ nào để xử lý ông Dũng nếu cơ quan điều tra không thông báo về trách nhiệm liên đới của ông Dũng trong vụ lừa đảo này.

Cuối tháng 8/2007, giai đoạn điều tra kết thúc, dù nhiều lần phóng viên cố gắng liên hệ nhưng luôn bị cơ quan điều tra từ chối cung cấp thông tin. Điều đó càng khiến dư luận thêm thắc mắc, nghi ngờ. Mãi tới lúc hồ sơ chuyển sang tòa, giữa cuộc xét xử công khai trong 2 ngày 5,6/12/2007, hàng chuỗi sự việc vi phạm tố tụng mới phơi bày.

Phiên tòa lọt tội và quá nhiều lỗi tố tụng ảnh 2
Hồ Trung Dũng

Điều tra viên cố ý làm trái,  Kiểm sát viên cầm nhầm quyết định phân công

Một vật chứng mang ý nghĩa quan trọng để xác định việc Hồ Trung Dũng có đồng phạm hay không trong vụ án là bản gốc Giấy xác nhận quyền sử dụng đất đứng tên Hồ Trung Dũng, được vợ chồng ông bà Dũng- Lan dùng để thế chấp vay tiền của bà Đào Nho.

Ngày 29/10/2007, UBND phường Tân Lập gửi Công văn số 30 đến cơ quan Cảnh sát điều tra, xin lược trích :

Báo Tiền phong số 44 đăng bài viết về việc “ Nhiều gia đình không ăn tết vì vỡ nợ”, đặt câu hỏi “Mảnh đất ở phường Tân Lập mà ông Hồ Trung Dũng đứng tên là “ đất ma”, không hiểu sao lại được UBND phường Tân Lập chứng thực ?”.

Nội dung trên nếu đúng thì rõ ràng đây là một tiêu cực tại UBND phường Tân Lập, khiến UBND phường rất bức xúc, vì một mặt phải trả lời báo chí, mặt khác phải báo cáo rõ với các tổ chức Đảng và Thanh tra các cấp. Vì vậy phường đã cử cán bộ địa chính Vũ Quốc Khanh tới gặp Điều tra viên (ĐTV) Hồ Thị Thân Thương.

Tại phòng CSĐT, tờ giấy xác nhận đứng tên Hồ Trung Dũng đã được xem xét kỹ, được xác định chữ ký con dấu của phường là thật còn các nội dung khác đã bị tẩy xóa tinh vi, giả mạo.

Khẳng định  “Việc làm trên của công dân Hồ Trung Dũng là coi thường pháp luật, ảnh hưởng không tốt tới dư luận quần chúng với UBND phường Tân Lập”, phường đề nghị cơ quan điều tra cung cấp Biên bản kết luận riêng về tờ giấy XNQSDĐ giả, được ĐTV Thương hẹn sẽ gửi sau khi điều tra vụ án xong. Tuy nhiên cho đến nay UBND phường Tân Lập vẫn chưa nhận được Biên bản kết luận này.

Trong bộ hồ sơ vụ án có đánh số thứ tự từng trang chuyển qua tòa, vật chứng quan trọng này đã biến mất. Sau ý kiến chất vấn gay gắt của luật sư phía bên nguyên ngày 5/12, phiên tòa được tạm ngưng.

Sáng ngày 6/12, trước tòa, kiểm sát viên chuyển cho Hội đồng xét xử một mảnh giấy, giải thích đây là bản gốc của tờ giấy XNQSDĐ giả mạo, ĐTV Thương đã tự bỏ ngoài hồ sơ vì… nghĩ là không cần thiết(!)

Hồ sơ điều tra còn thể hiện nhiều lỗi nghiêm trọng khác: Trong 2 ĐTV của vụ án, thì ĐTV Hoàng Xuân Thu không có quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan điều tra, vi phạm thủ tục tố tụng hình sự và pháp lệnh điều tra hình sự;

Lấy lý do 5 trong số 15 bị hại không làm đơn tố cáo, để giảm bớt 5 khoản nợ tổng cộng 1,405 tỷ đồng trên tổng số nợ phải xử lý hình sự là trái quy định pháp luật;

Khoản tiền 250 triệu đồng do Hồ Nhật Quang ( trên 18 tuổi) con trai bị cáo Lan vay riêng rồi “xù” của chị Nguyệt lại được gộp chung vào phần nợ của Lan để bỏ lọt tội đối với Quang; ĐTV không giải thích quyền lợi nghĩa vụ và không cho đương sự ký đủ vào các trang khi ghi lời khai v.v…

Lỗi kỳ dị từ phía Viện Kiểm sát, là kiểm sát viên Nguyễn Xuân Hòa làm việc tại phiên tòa xử vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” này bằng tờ quyết định phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong một vụ án hiếp dâm khởi tố tháng 11/2006 tại huyện Krông Năng (!)

Nhiều điều chưa được làm rõ sau một án tù 20 năm

Sau khi nhiều dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được luật sư Phạm Xuân Nga của bên nguyên chứng minh rành rẽ tại phiên tòa, đông đảo cử tọa tin tưởng Hội đồng xét xử sẽ hoãn phiên tòa, trả lại hồ sơ yêu cầu khởi tố bổ sung hoặc tiếp tục điều tra làm rõ.

Thế nhưng chiều ngày 6/12/2007, chủ tọa phiên tòa vẫn tuyên án: Nguyễn Thị Lan 20 năm tù giam, buộc trả tổng cộng trên 5,78 tỷ đồng cho 10 bị hại.

Các bị hại đều thất vọng, vì các cơ quan tư pháp chỉ kết luận Thị Lan lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chứ không điều tra được khoản tiền lừa đảo đó Lan đã sử dụng vào việc gì, ở đâu nên khả năng thu hồi là…  không tưởng !

Nếu pháp luật nghiêm minh, thì vụ “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Nguyễn Thị Lan cần được coi là “vụ án mẹ” của khá nhiều vụ án con, với nhiều vấn đề cần được tiếp tục điều tra làm rõ.

Ví dụ : Hành vi giả mạo giấy tờ của cơ quan nhà nước đã được Hồ Trung Dũng thực hiện như thế nào, Dũng đã dùng giấy này lừa vay Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Phan Chu Trinh ra sao trước khi sử dụng vay tiền của bà Đào Nho ; Ai tiếp tay cho Nguyễn Thị Lan làm “cò sổ đỏ” ?

Vì sao những vi phạm thủ tục tố tụng của điều tra viên đều theo hướng làm lợi cho bị cáo và các đối tượng liên can ?

MỚI - NÓNG