Tạt nửa can axít vào mặt khiến người tình mù 2 mắt

Bà Đâm tại toà
Bà Đâm tại toà
TPO - Do ghen tuông mù quáng, người đàn bà 36 tuổi đã tạt nửa can axít vào mặt người tình khiến nạn nhân bỏng nặng và mù 2 mắt, tỷ lệ thương tật 97%. Sau hơn 20 năm trốn truy nã, Đậm đã bị bắt khi về quê thăm người thân.

Ngày 27/11, TAND tỉnh Vĩnh Long đã mở phiên phúc thẩm, tuyên phạt bị cáo Đặng Thị Đậm (SN 1957, Quê Long Hồ, Vĩnh Long, thường trú khu phố 4, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) 4 năm tù về hành vi Cố ý gây thương tích.

Như vậy, bản án đã được nhân đôi so với phiên xử sơ thẩm trước đó vào ngày 23/6 vừa qua.

Theo cáo trạng, vào cuối năm 1991, bị cáo Đậm có quan hệ tình cảm với ông Phạm Văn Sáu (SN 1961, ngụ ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ). Đến năm 1993, bà này  nghi ngờ ông Sáu có tình cảm với người phụ nữ khác nên giữa hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Đỉnh điểm là rạng sáng ngày 14/6/1993, bà Đậm xách theo can axit đến nhà ông Sáu để "nói chuyện" phải trái. Sau một hồi cãi vã kịch liệt hơn, bà Đậm đi ra ngoài rót một nửa can axit vào ca rồi đem tạt thẳng vào mặt người tình đang ngồi trên giường. Sau khi gây án, Đậm trốn khỏi hiện trường, còn ông Sáu được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu với thương tích nhiều nơi trên cơ thể và mù hai mắt, tỷ lệ thương tật 97%.

Sau khi tạt a xít nhân tình, bà Đậm bỏ trốn lên thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai sinh sống. Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Long Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, đồng thời truy nã đối tượng Đậm. Đến tối 20/2/2017 đối tượng này bị bắt giữ khi về thăm người thân

Khi bị bắt giữ, nữ đối tượng U70 này khai, sau khi trốn lên Đồng Nai đã thay tên đổi họ, làm giấy CMND giả, lập gia đình và sinh sống tại đây suốt hơn 20 năm qua.

Được biết, trước khi vụ án xảy ra, bà Đậm sống bằng nghề bán hủ tiếu, còn nạn nhân thì đi làm thuê, làm mướn ở địa phương

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.