Tổ chức khủng bố Việt Tân: Thất bại tất yếu của một âm mưu đen tối

Tổ chức khủng bố Việt Tân: Thất bại tất yếu của một âm mưu đen tối
TP - Trong những ngày qua, Tổng Cục An ninh-Bộ Công an đã đập tan một âm mưu khủng bố của tổ chức phản động lưu vong “Việt Tân”.

Theo đó, đã tiến hành tạm giữ 3 đối tượng từ nước ngoài về, 3 đối tượng ở nội địa, cũng như thu giữ hàng nghìn truyền đơn phản động và một số công cụ, phương tiện phạm tội khác.

Tổ chức phản động do Hoàng Cơ Minh lập ra

Ngày 30/4/1980, tại Hoa Kỳ, nguyên chuẩn tướng, Phó đề đốc hải quân ngụy Hoàng Cơ Minh, cùng một số đối tượng  lập ra cái gọi là tổ chức “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”.

Sau đó, Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn lập căn cứ kháng chiến ở vùng rừng núi Udon- Thái Lan, làm bàn đạp từ đó đưa các nhóm vũ trang xâm nhập về Việt Nam hoạt động phá rối an ninh, khủng bố.

Đến ngày 10/9/1982, tại căn cứ ở Thái Lan, Hoàng Cơ Minh đã lập ra “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là Việt Tân), đây là cơ quan T.Ư đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của cái gọi là “Mặt trận” và các tổ chức ngoại vi.

Từ năm 1982-1989, “Việt Tân” đã tổ chức đưa hàng trăm phần tử chống đối xâm nhập Việt Nam để xây dựng cơ sở, tổ chức khủng bố, âm mưu cướp chính quyền, nhưng đều bị lực lượng an ninh của ta ngăn chặn, tiêu diệt. Trong đó, vào năm 1987, Hoàng Cơ Minh bị tiêu diệt trong đám tàn quân.

Vài năm trở lại đây, Việt Tân tổ chức “lễ ra mắt” và tuyên bố công khai hóa ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng lập ra “Ban phát triển quốc nội” với bí danh là “nhóm công tác C21”, phụ trách công tác tuyển mộ và quản lý cơ sở nội địa do tên Nguyễn Quốc Quân, là “Ủy viên T.Ư”, trực tiếp chỉ đạo, điều hành.

Chúng đưa lực lượng về các địa bàn Úc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia (là những nơi tập trung đông du học sinh và lao động Việt Nam) để móc nối, tuyển lựa người đưa về nước hoạt động.

Ngày 4/4/2007, Cục phòng chống khủng bố (Bộ Công an) đã có Công hàm số 002-07 gửi phía Mỹ về việc tổ chức “Việt Tân” là tổ chức khủng bố, đề nghị Mỹ phối hợp điều tra, ngăn chặn.

Hoạt động khủng bố

Mặc dù liên tiếp bị thất bại, bọn cầm đầu “Việt Tân” vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ, kế hoạch hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Chúng tiếp tục đưa người xâm nhập về nước qua đường công khai, cũng như bất hợp pháp qua biên giới Việt Nam - Campuchia để động viên, khích lệ đồng bọn ở trong nước, tiến hành rải truyền đơn, kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn gây mất ổn định chính trị.

Từ giữa tháng 11/2007 đến nay, lực lượng an ninh đã phát hiện và kịp thời bắt giữ, để điều tra về tội khủng bố theo Điều 84 BLHS 6 đối tượng, thu giữ gần 7.000 truyền đơn phản động của “Việt Tân”, hơn 8.000 bao thư, 3.775 tem bưu chính, 1.000 đề can in logo của “Việt Tân” có ghi tần số, giờ phát sóng của đài phát thanh phản động, cũng như một số công cụ, phương tiện phạm tội.

Sau khi các đối tượng của “Việt Tân” bị bắt giữ, như Tiền phong đã đưa tin, vào ngày 23/11 qua kiểm tra hành lý nhập cảnh Việt Nam trên chuyến bay CX 767, Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện trong hành lý ký gửi của vợ chồng Lê Văn Phan và Nguyễn Thị Thịnh (đều là Việt kiều Mỹ) có khẩu súng ngắn quân dụng hiệu RUGER, Model P85. Trong hộp tiếp đạn gắn trong súng có 13 viên đạn.

Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ mục đích mang súng đạn vào Việt Nam của hai công dân Mỹ này.

Một số đối tượng “Việt Tân” bị bắt giữ

1. Nguyễn Thị Thanh Vân (chị Năm, Thanh), SN 1956 quốc tịch Pháp. Tại cơ quan công an, Nguyễn Thị Thanh Vân khai tham gia “Việt Tân” năm 1990, làm phóng viên đài, báo phản động. Trong năm 2007, Nguyễn Thị Thanh Vân nhận nhiệm vụ mang truyền đơn từ Phnom Penh về Việt Nam.

2. Trương Leon, tên gọi khác là Trương Văn Sỹ, bí danh anh Ba, SN 1953, quốc tịch Mỹ. Tại cơ quan công an, Trương Leon khai tham gia “Việt Tân” năm 2005. Trong năm 2007, Trương Leon nhận nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, truyền đơn cho đồng bọn tổ chức phát tán.

3. Lương Ngọc Bang, tên gọi khác Khunmi Mr. Somsak, bí danh anh Bảy, SN 1940, quốc tịch Thái Lan. Cho đến khi bị bắt, Khunmi Mr. Somsak đã dán 100 địa chỉ trên phong bì thư có chứa nội dung phản động của “Việt Tân”.

4. Nguyễn Thế Vũ, SN 1977, quê Thanh Hóa, trú tại Phan Thiết, Bình Thuận. Nhân viên Cty New Toyo Pulppy Vietnam tại TP HCM, là người mua 8.000 bì thư và máy in, để in ấn, tán phát truyền đơn của “Việt Tân”.

5. Nguyễn Việt Trung, SN 1980, em ruột Nguyễn Thế Vũ, mở Cty TNHH Trung Quân tại Phan Thiết, là người tải mẫu truyền đơn của “Việt Tân” qua thư điện tử (email) trên mạng Internet, in 7.000 tờ truyền đơn chuyển từ Bình Thuận về TP HCM.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".