Tòa xử ngọn, bỏ gốc?

Tòa xử ngọn, bỏ gốc?
TP - Năm 1970, vợ chồng ông Vũ Tam xây căn nhà mang số 137 trên đường Lê Lợi, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Năm 1975, ông Tam cho Ủy ban Quân quản mượn tầng trệt nhà số 137, gia đình ông sử dụng phần lầu.
Tòa xử ngọn, bỏ gốc? ảnh 1
Anh Tuấn chăm sóc ông Tam, nay đã 83 tuổi

Lẽ ra, năm 1995, UBND huyện Hàm Tân đã trả lại nhà 137 cho gia đình ông Tam, nhưng bị VKSND huyện phản đối. Ông Tâm kiên trì xin lại căn nhà này, nhưng không được.

Năm 2006, Cty Cổ phần Thương mại Bình Thuận (TMBT) được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà 137. Cty này yêu cầu gia đình ông Tam giao lại phần lầu nhà 137, ông Tam không chịu.

Ngày 10-6-2009, TAND thị xã La Gi xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp này, tuyên Cty TMBT thắng kiện. Phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Thuận cho rằng ông Tam không trưng ra được giấy cho mượn nhà 137, trong khi có văn bản thể hiện ông Tam đã hiến nhà 137 cho Nhà nước. Bởi vậy, tòa tuyên y án sơ thẩm, buộc gia đình anh Vũ Đình Tuấn (con ông Tam) phải rời khỏi phần lầu nhà 137 Lê Lợi.  

Theo ông Tam, khi cho Nhà nước mượn nhà 137, ông không lập giấy tờ gì. Nghĩ vậy, để chính quyền động lòng khi xét đơn xin lại căn nhà khác (cũng được ông cho Nhà nước mượn), ông Tam viết trong đơn là đã hiến nhà 137 cho Nhà nước!

Xét hoàn cảnh thấp cổ bé họng của gia đình ông Tam thời đó, có thể thấy trình bày của ông là có cơ sở. Vả chăng, lá đơn này không phải là văn bản có tính pháp lý về việc hiến nhà. 

Cho rằng ông Tam không trưng ra được giấy cho mượn nhà 137, nhưng hai cấp Tòa bỏ qua điều quan trọng nhất - không cơ quan nào trưng ra được giấy hiến nhà 137. Nhà 137 Lê Lợi do vợ chồng ông Tam xây dựng, đến nay giấy tờ gốc vẫn do gia đình ông giữ.

Như vậy, việc UBND tỉnh Bình Thuận giao nhà 137 cho Cty TMBT có đủ căn cứ pháp lý? Khi tính hợp pháp của việc Cty TMBT sở hữu nhà 137 chưa rõ ràng, họ có đủ tư cách để khởi kiện tranh chấp nhà này?

Cho rằng hai phiên tòa có vi phạm về thủ tục tố tụng và kết luận không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, ông Tam đã làm đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án này.  

Gia đình ông Tam mua 1.600m2 đất nông nghiệp để canh tác. Năm 1985, UBND huyện Hàm Tân thu hồi khu đất này, với lý do ông Tam lấn chiếm trái phép. Anh Tuấn phản ứng, bị bắt giam, bị tuyên phạt chín tháng tù, nhưng tòa phúc thẩm tuyên anh vô tội.

Năm 1988, đến lượt ông Tam bị bắt giam gần một tháng, với lý do đầu cơ vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không chứng minh được ông có hành vi phạm tội. Bị bắt giam oan, bị thu giữ nhiều giấy tờ, tiền bạc, hơn 22 năm qua, hai cha con ông Tam không hề được xin lỗi, hoàn trả.

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.