Tội danh nào cho bác sỹ ném xác nữ khách hàng?

Tội danh nào cho bác sỹ ném xác nữ khách hàng?
TPO - TPO - Sau khi xác định được thời điểm và nguyên nhân tử vong của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền mới có thể áp dụng chính xác tội danh cho bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường.

Bệnh viện Bạch Mai 'chết lặng' vụ bác sĩ ném xác phi tang

> 'Bác sỹ tử thần': Chuyên phẫu thuật xương lại đi bơm ngực

Đó là quan điểm của luật sư Lê Phương Thảo (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). Theo bà Thảo, điều quan trọng đầu tiên phải làm rõ, chính xác thời điểm tử vong của nạn nhân.

Luật sư Lê Phương Thảo
Luật sư Lê Phương Thảo.

-Nghĩa là sao, thưa luật sư?

-Khi các cơ quan chức năng làm rõ được thời điểm tử vong, từ đó việc áp dụng pháp luật mới chính xác. Giả thiết chị Huyền tử vong trước khi có hành vi phi tang, có thể bác sỹ chỉ bị áp dụng tội danh Vô ý làm chết người, quy định tại Điều 99 BLHS.

-Vậy còn sau khi phi tang?

 Việc bắt giữ ông Tường về hành vi giết người mới chỉ là xác định ban đầu của CQĐT. Khi tìm được thi thể nạn nhân, tiến hành pháp y tử thi mới xác định được chính xác nguyên nhân tử vong của nạn nhân. Sau đó, cơ quan điều tra sẽ căn cứ các tài liệu, quy định của pháp luật để khởi tố tội danh chính xác đối với bác sĩ Tường và các đồng phạm khác 

-Hoàn toàn có thể xem xét về hành vi giết người (Điều 93 BLHS) nếu chị Huyền còn sống trước thời điểm này. Tuy nhiên, cũng cần xem xét toàn bộ quy trình phẫu thuật để đánh giá đầy đủ hành vi phạm tội của bác sỹ. Cũng có thể đặt giả thiết chị Huyền chỉ chết lâm sàng, khi đó, bác sỹ hoặc có hoặc không nhận thức được nạn nhân đã tử vong hay chưa.

-Có nghĩa cần xem xét đến kết quả của giám định tử thi?

-Đúng vậy. Khám nghiệm tử thi sẽ cho ta biết rõ hơn nguyên nhân tử vong của chị Huyền. Ví dụ, có dấu hiệu ngạt nước (kiểm tra phổi), cơ quan chức năng có thể xem xét đến hành vi giết người. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cũng có thể xem xét các nội dung khác, như khám nghiệm hiện trường, các thao tác phẫu thuật, loại thuốc, tỷ lệ... để làm rõ hơn nguyên nhân tử vong của nạn nhân.

-Còn có thể là tội danh gì nữa, thưa luật sư?

-Câu chuyện còn liên quan đến tư cách hoạt động nghề. Nếu bác sỹ Tường chưa có giấy phép hành nghề, hoàn toàn có thể bị khởi tố về hành vi hành nghề, kinh doanh trái phép (Điều 159 BLHS). Và nếu nạn nhân được xác định đã tử vong trước khi phi tang, bác sỹ sẽ bị xem xét hành vi xâm phạm thi thể (Điều 246 BLHS).

-Còn những người giúp sức khác thì sao?

-Cần làm rõ hành vi cụ thể của những người này. Họ có tham gia vào quá trình phẫu thuật cùng vị bác sỹ kia hay không. Nếu tham gia cùng, có thể là đồng phạm (dạng giản đơn), nhưng nếu chỉ là giúp bác sỹ phi tang, có thể xem xét ở tội danh Xâm phạm thi thể (Điều 246 BLHS) hoặc tội Không tố giác tội phạm, hay Che giấu tội phạm.

-Cảm ơn luật sư!

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.