Trả hồ sơ vụ 8 cán bộ chiếm đoạt tiền dự án thủy điện

Các bị cáo nghe chủ tọa phiên tòa tuyên hoãn trả hồ sơ vụ án.
Các bị cáo nghe chủ tọa phiên tòa tuyên hoãn trả hồ sơ vụ án.
TPO - Chiều ngày 24/7, sau 3 ngày xét xử sơ thẩm vụ án lập chứng từ khống để chiếm đoạt và làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng tiền đền bù dự án thủy điện Sông Bung 2 (Nam Giang, Quảng Nam), TAND tỉnh Quảng Nam đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.

Trong số 9 bị cáo hầu tòa, có đến 8 người là cán bộ. Các bị cáo gồm: Nguyễn Đức Tuấn (1966), Trương Hoành (1969), Phan Tấn Thịnh (1970), Hứa Tấn Sỹ (1978), Phan Tấn Nghĩa (1964, cùng là cán bộ Trung tâm Kỷ thuật Tài nguyên – Môi trường, Sở TNMT Quảng Nam), Zơ Râm Pết (1977, Phó chủ tịch xã Chơ Chun, Nam Giang), Nguyễn Văn Hợp (1979, Cán bộ TT phát triển quỹ đất huyện Nam Giang), Nguyễn Văn Dũng (1976, Cán bộ BQL Dự án Thủy điện Sông Bung 2) và Huỳnh Văn Hải (1964, trú tại Đại Hồng, Đại Lộc, hành nghề buôn bán).

Theo TAND tỉnh Quảng Nam, trong quá trình xét hỏi tại tòa, việc xác định nguồn gốc đất đai các hộ dân nhận tiền đền bù từ dự án cần được làm rõ. Cáo trạng luận tội của VKSND tỉnh Quảng Nam đối với các bị cáo chưa phù hợp. Riêng đối tượng Huỳnh Giao, tham gia vụ án đã bị khởi tố bị can, khởi tố vụ án, đã bỏ trốn và đang bị truy nã nhưng cáo trạng không đề cập đến. Do đó cần trả hồ sơ về cho Viện KSND tỉnh Quảng Nam để điều tra bổ sung.

Tuy nhiên, sau khi tòa tuyên hoãn, tra hồ sơ, Đại diện Viện KSND tỉnh Quảng Nam đã có ý kiến phản đối và cho rằng: Hội đồng xét xử chưa làm đúng luật. Tuy nhiên, ý kiến của đại diện Viện KSND không được Chủ tọa phiên tòa xem xét.

Trước đó ngày 22/7 TAND tỉnh Quảng Nam đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án lập chứng từ khống để chiếm đoạt và làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng tiền đền bù dự án thủy điện Sông Bung 2 (Nam Giang, Quảng Nam) với hàng loạt tội danh như “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “nhận hối lộ”, “đưa hối lộ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Phiên tòa thu hút sự quan tâm của hàng trăm người dân huyện Nam Giang và hàng chục nhân chứng liên quan đến vụ án. 

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Quảng Nam, từ tháng 3/2010 đến tháng 10/2012 khi triển khai việc xác lập hồ sơ đền bù giải tỏa vùng lòng hồ dự án thủy điện Sông Bung 2, Hải và em trai là Huỳnh Giao biết rõ khu vực hai bên sông Bung phía trên đập chính thủy điện này thuộc địa phận xã La ê và Chơ Chun (Nam Giang, Quảng Nam) là đất rừng tự nhiên không có ai canh tác. Nhóm cán bộ thuộc TT kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường (Sở TN-MT Quảng Nam) nói trên đã đến đo đạc, cắm mốc ranh giới bị ngập để GPMB vùng lòng hồ. Giao và Hải đã hứa hẹn đưa tiền, yêu cầu và chỉ dẫn nhóm cán bộ trên thực hiện đo đạc giải thửa không đúng quy định để  52 hộ dân thuộc 2 xã La Ê và Chơ Chun được nhận tiền đền bù hỗ trợ của Tập đoàn điện lực Việt Nam với tổng số tiền hơn 11,7 tỷ đồng. Sau khi thực hiện xong đo đạc, giải thửa cho 52 hộ, nhóm cán bộ  này đã nhận của Giao 80 triệu đồng và Hải 40 triệu đồng. Trong đó, Tuấn nhận 55 triệu đồng, Hoành nhận 35 triệu đồng, Thịnh và Sỹ mỗi người nhận 14 triệu đồng, Nhân nhận 2 triệu đồng. Riêng Hải, Giao và Pết đã thu hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người dân 2 xã La ê và Chơ Chum để lập hồ nhận tiền đền bù. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, khi họ ký nhận tiền thì nhóm này yêu cầu người dân đưa tiền lại cho chúng để chiếm đoạt. Cụ thể Giao chiếm hơn 2,1 tỷ đồng, Hải chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng, Pết chiếm đoạt 500 triệu đồng.

Trong khi đó, Hợp và Dũng được phân công kiểm kê biên bản xác định khối lượng tài sản có trên đất để áp giá đền bù bồi thường, đã lập 52 biên bản kê không gây thiệt hại cho chủ dự án số tiền tổng cộng hơn 8,1 tỷ đồng. Nghĩa là đội trưởng khi phân công nhân viên thuộc quyền quản lý thực hiện việc đo đạc lấy số liệu đã không quản lý chặt chẽ để họ nhận hối lộ, không đúng quy định nhưng không kiểm tra thực tế dẫn đến việc lập hồ sơ giải thừa cho 52 hộ dân không đúng gây thiệt hại cho dự án về đền bù đất hơn 10 tỷ đồng.

Hải bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “đưa hối lộ”; Pết tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Tuấn, Hoành, Thinh, Sỹ tội “Nhận hối lộ”; Hợp và Dũng tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; Nghĩa tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.