Trước khi được bổ nhiệm, phải học luật

Chống người thi hành công vụ nguyên Phó phòng Tư pháp huyện Châu Thành, Hậu Giang nhận án 15 tháng tù giam (ảnh minh hoạ)
Chống người thi hành công vụ nguyên Phó phòng Tư pháp huyện Châu Thành, Hậu Giang nhận án 15 tháng tù giam (ảnh minh hoạ)
TP - Vì sao một bộ phận cán bộ công chức học hành bài bản, có hiểu biết pháp luật lại có dấu hiệu gia tăng vi phạm pháp luật? Vì sao nhóm đối tượng này được quan tâm phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)?

> Binh đoàn 16: Giáo dục pháp luật

Ông Nguyễn Duy Lãm (ảnh, Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp) trao đổi với Tiền Phong về Dự thảo Luật PBGDPL.

Ông Nguyễn Duy Lãm cho biết, dự luật đang chỉnh sửa lần cuối, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua vào kỳ họp tháng 5-2012. Đây là dự luật đề cập tới tất cả đối tượng.

Tuy nhiên, dự luật quy định nhóm công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang là nhóm đặc thù để tập trung PBGDPL.

Một trong các lý do đưa nhóm người này vào dự luật vì họ cần được cung cấp đầy đủ kiến thức pháp luật, là nhóm gương mẫu chấp hành pháp luật, là tấm gương cho các nhóm người khác noi theo.

Không ít người trong nhóm công chức, viên chức đã vi phạm pháp luật, thưa ông?

Đúng thế, mặc dù họ được đào tạo bài bản, có kiến thức pháp luật. Trong tất cả các lĩnh vực đều có tình trạng cán bộ vi phạm, ngay cả ở các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, thậm chí có trường hợp bị khởi tố, bắt giam.

Các trường hợp bị xử lý hành chính, bị cách chức, miễn nhiệm cũng còn nhiều. Đây cũng là lý do dự luật đưa nhóm đối tượng này vào nhóm đặc thù.

Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả PBGDPL đối với nhóm đối tượng công chức, viên chức trong thời gian vừa qua?

Chống người thi hành công vụ nguyên Phó phòng Tư pháp huyện Châu Thành, Hậu Giang nhận án 15 tháng tù giam (ảnh minh hoạ)
Chống người thi hành công vụ nguyên Phó phòng Tư pháp huyện Châu Thành, Hậu Giang nhận án 15 tháng tù giam. Ảnh minh hoạ.
 

Tôi cho rằng sự hiểu biết pháp luật của họ ngày một nâng lên, nhưng có một số lĩnh vực lại gia tăng vi phạm.

Ví dụ, khi tham gia giao thông, đứa trẻ con cũng biết phải đi bên phải, đèn đỏ thì dừng lại, hay lĩnh vực ma túy, mại dâm, cờ bạc… ai cũng biết phải phòng chống và đã có rất nhiều hình thức PBGDPL, thế nhưng, nhóm đối tượng công chức, viên chức lại vi phạm nhiều, có xu hướng gia tăng. Đây là điều đáng lo ngại, xã hội đang quan tâm.

Tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là ý thức. Thời gian vừa qua, ý thức chấp hành pháp luật đối với nhóm đối tượng này là kém, văn hóa pháp lý không cao.

Cán bộ công chức là những người hiểu pháp luật, vì sao vẫn vi phạm, thậm chí rất nặng. Ai chẳng biết cần phải phòng chống tham nhũng, nhưng vẫn xảy ra tham nhũng.

Tôi hi vọng khi Luật PBGDPL được ban hành, tất cả các cấp, các ngành sẽ quyết liệt, làm mạnh hơn, làm cho đội ngũ trong sạch.

Vậy theo ông, đối với nhóm đối tượng này cần phải có biện pháp PBGDPL như thế nào?

Mặc dù dự luật đưa ra 8 nhóm hình thức chính, áp dụng cho mọi đối tượng. Nhưng đối với nhóm cán bộ công chức, thì cần chọn nội dung trước khi đưa ra hình thức.

Ví dụ, ngoài các quy định pháp luật ở các lĩnh vực khác, cần phải tập trung phổ biến các quy định pháp luật về công chức, viên chức, công vụ; các quy định pháp luật gắn với chuyên môn nghiệp vụ của anh.

Và hình thức đầu tiên, quan trọng đối với nhóm đối tượng này là phổ biến tuyên truyền trực tiếp (bằng miệng).

Hiện chúng tôi đang có hướng xây dựng Nghị định sau khi luật được ban hành, trong đó quy định, cán bộ trước khi được bổ nhiệm phải có chứng chỉ bồi dưỡng về pháp luật.

Hoàng Long thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG