Vào Phú Yên hầu tòa, cựu Chủ tịch Vinashin lãnh thêm 3 năm tù

Dù đang thụ án 20 năm tù, cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình vẫn phải có mặt tại phiên tòa của TAND tỉnh Phú Yên để lãnh thêm án. Ảnh: Văn Tài
Dù đang thụ án 20 năm tù, cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình vẫn phải có mặt tại phiên tòa của TAND tỉnh Phú Yên để lãnh thêm án. Ảnh: Văn Tài
TPO - Dù đang thụ án 20 năm tù giam về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vinashin, nhưng cựu Chủ tịch tập đoàn này là ông Phạm Thanh Bình lại vừa bị TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt thêm 3 năm tù

Chiều nay, 4/5, sau hai ngày xét xử sơ thẩm vụ cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với cựu chủ tịch Vianshin và các đồng phạm.

 Theo đó, bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) lãnh án 3 năm tù giam, tổng hợp với hình phạt 20 năm tù (trước đó) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trước đó, HĐXX tuyên buộc bị cáo Bình phải chấp hành hình phạt chung là 23 năm tù.

 Cùng với đó, các bị cáo Võ Tân (nguyên Giám đốc Công ty CP Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên) bị phạt 3 năm tù cho hưởng án treo; Dương Sơn Hoan (nguyên Kế toán trưởng công ty này) 2 năm tù cho hưởng án treo.

 Cả ba bị cáo trên đều phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc ba bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường hơn 5,1 tỷ đồng cho Công ty CP Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên.

Vào Phú Yên hầu tòa, cựu Chủ tịch Vinashin lãnh thêm 3 năm tù ảnh 1

Các bị cáo Dương Sơn Hoan, Võ Tân, Phạm Thanh Bình (từ trái qua phải)  tại phiên tòa - ảnh Văn Tài 

Theo cáo trạng truy tố, ngày 15/10/2007, Võ Tân ký tờ trình xin Vinashin cho chủ trương đầu tư xây dựng đội tàu gồm 2 tàu 6800T và 2 tàu 4000T. Đến ngày 22/10/2007, Vinashin cho phép Công ty CP Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên lập dự án đầu tư đóng mới 2 tàu 4000DWT. Tuy nhiên, mới chỉ được Vinashin cho phép lập dự án, nhưng trong ngày 22/10/2007, Võ Tân lập tờ trình xin khởi công, thực hiện đóng 2 tàu 4000DWT và được Phạm Thanh Bình bút phê “đồng ý”, dù dự án này chưa được phê duyệt và thẩm định.

Được sự đồng ý của Phạm Thanh Bình, Võ Tân và Dương Sơn Hoan ký 2 hợp đồng kinh tế mua thép để đóng tàu, nhưng do dự án đóng 2 tàu 4000DWT không được hoàn chỉnh hồ sơ để trình Tập đoàn Vinashin phê duyệt nên phải dừng thi công.

Trước đó, Công ty CP Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên vay vốn mua sắt thép, tiến hành xuất vật tư đóng 1 tàu 4.100 tấn, nhưng đến tháng 10/2008 thì dừng thi công. Tổng giá trị khối lượng vật tư, nhân công và chi phí chung đã đầu tư đóng tàu là hơn 9,6 tỷ đồng. Đến ngày 22/6/2012, Công ty CP Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên bán thanh lý tàu này, gây thiệt hại hơn 5,1 tỷ đồng.

Được biết, bị cáo Phạm Thanh Bình hiện đang thụ án 20 năm tù (kể từ năm 2012) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vinashin.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.