Vì sao trưởng phòng của thanh tra tỉnh Cà Mau bị bắt?

Gia cảnh của ông Ngô Trường Sơn khá khó khăn. Ngôi nhà của vợ chồng ông Sơn tại ấp 6, xã Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau).
Gia cảnh của ông Ngô Trường Sơn khá khó khăn. Ngôi nhà của vợ chồng ông Sơn tại ấp 6, xã Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau).
TP - Ngày 20/11, đại tá Võ Phi Hùng - người phát ngôn Công an Cà Mau nói: “Cơ quan CSĐT về kinh tế Công an Cà Mau công bố quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng (kể từ ngày 18/11/2017) đối với ông Ngô Trường Sơn, sinh năm 1963, Trưởng phòng Phòng chống tham nhũng Thanh tra tỉnh Cà Mau để điều tra hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” theo điều 267 BLHS.

Chỉ vì để “trấn an” dân

Vào cuối tháng 1/2017, người dân truyền tay nhau công văn của Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau - ông Huỳnh Quốc Hoàng, có nội dung: “Thời gian gần đây, Thanh tra tỉnh nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo của các hộ dân ở ấp 17,19, 20, 21 xã Khánh Thuận (U Minh, Cà Mau) yêu cầu Thanh tra tỉnh có biện pháp buộc GĐ Cty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ thực hiện kết luận thanh tra số 18/KL-TT của Thanh tra tỉnh Cà Mau (ưu tiên cho các hộ dân nhận khoán hoặc hợp tác đầu tư).

Vì sao trưởng phòng của thanh tra tỉnh Cà Mau bị bắt? ảnh 1 Ông Ngô Trường Sơn trước khi bị bắt.

Xét thấy đây là yêu cầu chính đáng và thiết thực, nếu không giải quyết kịp thời và nghiêm minh thì có thể xảy ra điểm nóng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Do đó Thanh tra báo cáo, đề nghị Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra xác minh làm rõ việc Giám đốc Cty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ có dấu hiệu không thực hiện kết luận Thanh tra”.

Thực tế Chánh thanh tra tỉnh Cà Mau không phát hành công văn này. Ông Ngô Trường Sơn thừa nhận làm giả công văn trên bằng cách photo con dấu và chữ ký của ông Huỳnh Quốc Hoàng, soạn thảo nội dung nói trên, để nhằm “trấn an” bà con dừng lại, chờ đợi cơ quan chức năng giải quyết việc đất lâm nghiệp được nhận giao khoán nhưng bị cắt bớt diện tích, trước thời hạn, gây thiệt hại.

Ông Ngô Trường Sơn cho biết, một lần ông cho vài người khiếu kiện xem nhưng ngay sau đó, thu lại và tự huỷ bỏ. Tuy nhiên, người dân đã kịp thời chụp lại được công văn này, lan truyền. Ông Ngô Trường Sơn cũng làm bản tường trình, kiểm điểm, thừa nhận hành vi sai trái, chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của cơ quan.

Điểm nóng đang hạ nhiệt

Bà con nhiều lần khiếu kiện đông người, đòi lại hơn 529,86 ha đất được nhận khoán đã bị Lâm ngư trường Sông Trẹm (nay là Cty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ), tự ý cắt bớt vào năm 1996.

Theo đó, lâm ngư trường có hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp để trồng rừng, bảo vệ rừng với 130 hộ dân, thời hạn 20 năm (năm 1993-2013), người dân hưởng 30%, Lâm ngư trường Sông Trẹm hưởng 70%. Năm 1996, Lâm ngư trường Sông Trẹm thu hồi 50% diện tích (phần hậu đất) của 130 hộ dân mà không có chủ trương, phương án bồi thường cho các hộ nhận giao khoán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trước đó, ông Ngô Trường Sơn làm Trưởng đoàn thanh tra vụ khiếu kiện này của dân. Sau đó, chính quyền tỉnh Cà Mau cho xây dựng phương án bồi hoàn phần đất bị cắt trước thời hạn, theo tỷ lệ người dân hưởng 80%, Nhà nước hưởng 20% với tiền công chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân có nhu cầu và hợp lý thực tế.

Đến thời điểm này, 72/130 hộ dân đã nhận tiền bồi hoàn theo phương án được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt, với số tiền gần 2,6 tỷ đồng. UBND huyện U Minh thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ cho 16/ 35 hộ gốc đã nhận tiền bồi thường.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã kiến nghị Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành và Ban Tiếp dân T.Ư tiếp nhận bà con khiếu kiện đòi đất nhận khoán, hướng dẫn trở về địa phương, để giải quyết theo thẩm quyền, tránh tình trạng người dân trông chờ ý kiến giải quyết của cơ quan
cấp trên.

Ông Ngô Trường Sơn cho biết, một lần ông cho vài người khiếu kiện xem nhưng ngay sau đó thu lại và tự hủy bỏ. Tuy nhiên, người dân đã kịp thời chụp lại được công văn này, lan truyền. Ông Ngô Trường Sơn cũng làm bản tường trình, kiểm điểm, thừa nhận hành vi sai trái, chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của cơ quan.

MỚI - NÓNG