Việt Nam: Có bước tiến dài trong chống buôn bán người

Việt Nam: Có bước tiến dài trong chống buôn bán người
Tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 3 (SOM 3) trong khuôn khổ Sáng kiến phối hợp cấp Bộ trưởng các nước Tiểu vùng sông Mêkông về hợp tác phòng chống buôn bán người (COMMIT), tổ chức tại Hà Nội từ 29 - 31/3, các đại biểu đã đánh giá cao nỗ lực của các nước, đặc biệt là Việt Nam, trong cuộc đấu tranh này.

TS Susu Thatun - Phó Giám đốc Dự án liên cơ quan của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán người (UNIP) - nhận xét: “Việt Nam đã tiến một bước dài trong cuộc đấu tranh này. Từ tháng 12/2004, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và bắt đầu triển khai “Chương trình Quốc gia về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2004 - 2010”. Chính phủ Việt Nam đang yêu cầu các bộ, ngành đưa ra các đề xuất riêng của mình cho nỗ lực này.

Việt Nam đã hợp tác song phương với Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác để phòng, chống buôn bán người. Chính phủ Việt Nam cũng đang hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác trong khuôn khổ cơ chế hợp tác khu vực. Như vậy, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn ở cấp độ quốc gia, song phương và quốc tế. Theo tôi, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực đó".

Bà Melissa Stewart - Quan chức thông tin và viễn thông của UNIP - cơ quan điều phối các hoạt động phòng chống buôn bán người của các nước, đồng thời là thành viên Ban Thư ký cho dự án, cho biết: Những năm qua các nước trong vùng đã có những cam kết chính trị chống tất cả các hình thức buôn bán người với tư cách là các nước láng giềng của nhau. Vấn đề bây giờ là biến những cam kết chính trị đó thành những hành động.

Theo bà Melissa Stewart, buôn bán người là loại tội phạm diễn ra rất tinh vi và phức tạp. Bà nói: "Đây là một vấn nạn lớn nhưng cũng là một vấn nạn được che dấu, vì thế khó nói được con số chính xác (các vụ án và bị can). Hình thức buôn bán người ở mỗi nơi một khác, ở chỗ này là buôn bán phụ nữ và trẻ em để làm mại dâm, ở chỗ kia là để làm lao công trong các nhà máy, trong lĩnh vực nông nghiệp, chỗ khác lại bắt buộc trẻ em đi ăn xin hoặc làm con mồi cho dịch vụ kết hôn.

Có nước là nơi cung cấp nguồn, nhưng có nước lại là điểm đến cho những người bị bán đi, có nước lại vừa là nguồn cung cấp lại vừa là điểm đến chẳng hạn như Thái Lan. Việt Nam là nguồn cung của những kẻ buôn bán người. Buôn bán người là một loại tội phạm khó định nghĩa, vì chỉ định nghĩa được khi nạn nhân đã bị bóc lột".

Bà cũng cho biết nhiều quốc gia đã ký vào Nghị định thư quốc tế chống buôn bán người, theo đó quy định những tiêu chuẩn chung trong việc chống loại tội phạm này. Có nhiều loại luật (kể cả ở những nước chưa có luật chống buôn bán người) có thể được sử dụng để chống lại việc bóc lột sức lao động và để khởi tố các bị can.

Chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ về sự hợp tác xuyên biên giới trong việc khởi tố những kẻ buôn bán người. Chẳng hạn, chỉ vài tháng trước, chính phủ Thái Lan đã hợp tác với chính phủ Campuchia đưa tội phạm buôn bán người về Thái Lan để xét xử. Chính phủ Thái Lan và Campuchia phối hợp rất thành công trong việc kết án bọn tội phạm.

Để cuộc đấu tranh phòng chống buôn bán người đạt hiệu quả cao, theo bà Stewart, một cơ chế hợp tác với những quy định chung tối thiểu giữa các nước trong vùng là cần thiết, và đó cũng là một trong những nội dung mà hội nghị đang thảo luận.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.