Vụ cháu bé 18 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh chết và nỗi lo công nhân nghèo

Vụ cháu bé 18 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh chết và nỗi lo công nhân nghèo
TP - Ba ngày sau khi vụ cháu bé 18 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hung đến chết, người dân tổ 9 (khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM) chưa hết bàng hoàng. Cái chết tức tưởi của cháu bé khơi lại nỗi lo tìm nơi gửi con của những công nhân nghèo.

> Chân dung 'bảo mẫu' giẫm chết trẻ qua lời kể hàng xóm
> Bảo mẫu đánh chết bé trai nức nở trong trại giam
> Nỗi đau tột cùng của gia đình bé trai 18 tháng bị bảo mẫu đánh chết

Vô nhân tính

Ngày 18/11, Công an quận Thủ Đức, TPHCM cho biết đã chuyển hồ sơ và nghi can Hồ Ngọc Nhờ lên Phòng Cảnh sát Hình sự (PC45) Công an TPHCM để tiếp tục điều tra về hành vi giết người, nạn nhân là bé trai L. (18 tháng tuổi), con anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê Bình Định) và chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An).

Theo Công an quận Thủ Đức, cháu L. tử vong do đa chấn thương ở đầu, mặt, cổ, ngực bị bầm tụ máu dưới da, sưng màng sụn thanh khí quản, dập phổi, ổ bụng có máu tụ quanh gan, rách gan…

Theo lời khai ban đầu của Nhờ, ngày 16/11, trong lúc cho cháu L. ăn, do cháu khóc nên Nhờ đã cầm tay chân cháu L. dốc ngược lên để dọa. Không may, Nhờ tuột tay khiến cháu L. đập đầu xuống đất. Bị chấn động mạnh, cháu L. khóc thét lên, bị Nhờ tiếp tục dùng chân đạp lên bụng, ngực khiến cháu khóc ngất không ra tiếng. Sau đó, Nhờ nhốt cháu L. vào phòng vệ sinh rồi đi ra ngoài. Hơn 20 phút sau, Nhờ quay lại, thấy cháu nằm bất động nên nhờ người mang đi cấp cứu, song cháu đã tử vong.

Giao trứng cho ác

Sau khi sự việc xảy ra, Nhờ tỏ ra vô can. Anh Đức kể lại: “Lúc gặp Nhờ tại BV, tôi hỏi cháu bị sao thì Nhờ nói lúc sáng có đứa nhỏ vào ẵm cháu L. lên, thấy vậy Nhờ quát lớn thì đứa nhỏ hoảng thả L. ra, không may bé bị ngã. Thấy L. không sao, Nhờ nhốt cháu trong phòng rồi ra ngoài có việc. Khi về thấy bé co giật, sùi bọt mép, Nhờ nhờ người chở cháu đi BV”.

Hồ Ngọc Nhờ tại cơ quan công an
Hồ Ngọc Nhờ tại cơ quan công an.

Theo nhiều người dân sống gần phòng trọ của Nhờ, người phụ nữ này thường xuyên cãi lộn với mẹ chồng, khi bị mẹ chồng la mắng thì Nhờ quay sang chửi thề với những lời lẽ độc địa. Nhờ cũng thường xuyên đánh đập chính con trai khoảng 2 tuổi của mình.

Được biết, do trước đây Nhờ ở cạnh phòng trọ vợ chồng anh Đức nên anh Đức gửi con cho Nhờ trông hộ, mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng. Một số công nhân nghèo cùng khu trọ cũng gửi con cho Nhờ. Lúc đông nhất, Nhờ trông 4 cháu bé.

Không an tâm vẫn phải gửi con

Ba ngày sau khi vụ án gây chấn động xảy ra, nhiều người đang có con phải mang đi gửi bảo mẫu lại dấy lên sự lo lắng. Chị Nguyễn Thị Hòa (26 tuổi, công nhân làm việc tại Khu Chế xuất Linh Trung, Thủ Đức) nói: “Công việc của tôi đi làm từ sáng đến khuya, trong khi đó nhà trẻ thì đóng cửa sớm nên không thể gửi con, bắt buộc phải gửi bảo mẫu trong xóm trọ. Tôi luôn lo không biết con mình có được đối xử tốt không nữa”.

Cùng tâm trạng với chị Hòa, chị Thương làm việc ở Khu Chế xuất Tân Thuận (quận 7) chia sẻ: “Đi làm công nhân thì ai cũng phải làm tới đêm mới được về, vợ chồng làm lương ba cọc ba đồng phải tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu. Một người ở nhà giữ con thì không có tiền sống nên phải gửi con đi làm. May ra gặp bảo mẫu tốt còn đỡ chứ gặp người như Nhờ thì thật đáng sợ…”.

Anh Lê Đắc Hoài (một công nhân làm dép, quê Quảng Trị) nói: “Từ khi 15 tháng tuổi vợ chồng tôi đã phải mang con đi gửi bảo mẫu để vợ chồng có thêm thời gian đi làm chứ ở đây người thân thì không có mà vật giá lại cao nên không làm thì biết lấy gì mà ăn, dẫu biết rằng mang con đi gửi người khác không yên tâm chút nào”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...