Vụ Huyền Như: Bí ẩn về cuốn sổ tay của “trùm” cho vay lãi nặng

Bị cáo Huyền Như tại phiên tòa, phủ nhận có mối quan hệ làm ăn với bị cáo Nguyễn Thiên Lý. Ảnh Việt Văn
Bị cáo Huyền Như tại phiên tòa, phủ nhận có mối quan hệ làm ăn với bị cáo Nguyễn Thiên Lý. Ảnh Việt Văn
TPO - Trong quyển sổ tay của bị cáo Nguyễn Thiên Lý ghi nhiều kí hiệu, mật mã giống như nhằm để che đậy điều gì đó, không minh bạch rõ ràng...

Trong phiên tòa xét xử chiều này, HĐXX vẫn tiếp tục thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thiên Lý, người cho Huyền Như vay một khối tài sản lớn với lãi suất cao hơn quy định Nhà nước gấp chục lần.

Tại phiên tòa, bị cáo Huyền Như khẳng định chỉ có mối quan hệ vay tiền với bị cáo Nguyễn Thiên Lý, chứ không có mối quan hệ nào khác. “Vay 500 tỷ thì trả lãi và gốc là hơn 1200 tỷ đồng. Trong đó, còn hơn 600 tỷ chưa xác định gốc lãi vì bị cáo vay nhiều món quá nên không nhớ”, bị cáo Huyền Như nói.

“Giấy vay tiền, hai bên chỉ kí tay với nhau chứ không có làm hợp đồng. Bị cáo chỉ vay tiền Lý chứ không có mối qua hệ làm ăn nào khác”, bị cáo Huyền Như khẳng định.

Tuy nhiên bị cáo Lý vẫn khẳng định có mối quan hệ làm ăn với Như. Đó là mối quan hệ mua bán chứng khoán.

Vụ Huyền Như: Bí ẩn về cuốn sổ tay của “trùm” cho vay lãi nặng ảnh 1

Các bị cáo khác tại phiên tòa. Ảnh Việt Văn

Vụ Huyền Như: Bí ẩn về cuốn sổ tay của “trùm” cho vay lãi nặng ảnh 2

Luật sư tham gia phiên tòa. Ảnh Việt Văn

Đại diện VKS cho rằng chưa có cơ sở khẳng định hai người không có mối quan hệ làm ăn. Bị cáo Như phủ nhận, nhưng bị cáo Lý thì khẳng định hai người có làm ăn chung.

Chủ tọa đưa các bản cung để đối chứng với lời khai của bị cáo Lý tại tòa. “Vào ngày 27/3/2009, số tiền chuyển là 8 tỷ 700 triệu đồng,...và một số khoản tiền khác cho công ty Hoàn Khải”, chủ tọa Quảng Đức Tuyên trích bút lục trong hồ sơ. Tuy nhiên bị cáo Lý cho rằng: “Đó là tiền làm ăn, không phải là tiền lãi bị cáo nhận từ Huyền Như”.

HĐXX hỏi có tài liệu nào chứng minh giữa bị cáo có đầu tư làm ăn với Huyền Như?

Bị cáo Lý nói trong sổ tay của bị cáo có ghi nháy một số trường hợp, trong đó có một hợp đồng làm ăn trị giá 150 tỷ đồng, nhưng hiện nay bị cáo không có giữ cuốn sổ đó nên không thể trình bày.

HĐXX hỏi: “Trong quyển sổ này có ghi rõ khoản nào là tiền làm ăn, khoản nào là tiền cho vay nặng lãi không?”.

“Cuốn sổ tay đó ghi xuyên suốt, không có trang nào không có chữ cả”, bị cáo Lý khẳng định.

HĐXX hỏi: “Trong quyển sổ tay ghi nhiều kí hiệu, mật mã giống như nhằm để che đậy điều gì đó?" Bị cáo Lý không trả lời được câu hỏi này.

“Bị cáo cộng trừ nhân chia mãi nhưng cũng không ra con số 414 tỷ đồng mà bản án sơ thẩm quy kết bị cáo thu lời bất chính”, bị cáo Lý thắc mắc.

Cũng trong phiên tòa chiều nay, bị cáo Lý cho rằng, trong số tài sản bị kê biên, có một số tài sản không phải của bị cáo và đề nghị HĐXX trả lại.

“Một sổ tiết kiệm hơn 19 tỷ của gia đình bị cáo chứ không phải tài sản của bị cáo. Người đứng tên là cháu gái Nguyễn Thị Kim Bình. Khoản tiền này bị cáo trả nợ cho mẹ của Bình, là chị gái của bị cáo.

Ngoài ra, căn nhà trên đường Lý Tự Trọng, nó có từ khi bị cáo biết Huyền Như. Căn nhà này có một phần của ông Nguyễn Văn Qúy. Căn nhà này là của công ty Viva. Bị cáo đóng góp 75%, ông Qúy đóng góp 25%”, bị cáo Lý trình bày lý do.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.