Vụ thế chấp tài sản nhiều uẩn khúc

Mảnh đất bị mang ra thế chấp sai luật suýt bị phát mại oan
Mảnh đất bị mang ra thế chấp sai luật suýt bị phát mại oan
TP - Mọi giao dịch liên quan tài sản chung vợ chồng (hình thành trong thời kỳ hôn nhân) phải có sự đồng ý của cả hai, nhưng không hiểu vì sao khi tiến hành nhận thế chấp khối tài sản chung như vậy.

Ngân hàng Phương Đông, Chi nhánh Trung Việt (Đà Nẵng) lại không để ý đến quyền lợi của người vợ. Quá trình kê biên, cưỡng chế có nhiều dấu hiệu phạm luật. Vụ việc khiến Viện KSND tối cao phải vào cuộc.

Mảnh đất bị mang ra thế chấp sai luật suýt bị phát mại oan
Mảnh đất bị mang ra thế chấp sai luật suýt bị phát mại oan.

Thế chấp cả phần quyền tài sản của người khác

Tháng 8-2010, Cty TNHH Trường Sơn (gọi tắt là Cty Trường Sơn, trụ sở tại Quảng Nam) lập 3 hợp đồng thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng Phương Đông - Chi nhánh Trung Việt (Đà Nẵng). Tháng 9-2010, hai bên lập tiếp một hợp đồng thế chấp nữa để Cty Trường Sơn vay 40 tỷ đồng.

Trong 5 tài sản là bất động sản thế chấp, có 4 tài sản của vợ chồng ông Lại Văn Quyền- Tổng Giám đốc Cty Trường Sơn. Thực tế để có được 4 khối tài sản trên, vợ chồng ông Quyền phải bươn bả bao năm mới gây dựng được. Vậy nhưng suốt quá trình thiết lập hợp đồng thế chấp, vợ ông Quyền là bà Trần Thị Năm hiện sinh sống tại xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình không hề được biết.

Theo đơn trình bày của bà Năm gửi báo Tiền Phong, bà chỉ biết câu chuyện trên khi Cục thi hành án dân sự Đà Nẵng kê biên tài sản của gia đình bà theo yêu cầu của Ngân hàng Phương Đông. Bà Năm cho rằng, quá trình thế chấp vay vốn ngân hàng vi phạm quy định của pháp luật, có nhiều uẩn khúc. Là vợ của ông Quyền nhưng bà lại không được ngân hàng hỏi ý kiến khi thế chấp.

Trong 4 hợp đồng thế chấp, có 3 hợp đồng (ký tháng 8- 2010) chưa được giải chấp nhưng vẫn được ngân hàng dùng làm căn cứ ký hợp đồng cho Cty Trường Sơn vay vốn tiếp theo là sai với quy định. Quá trình thương thảo hợp đồng tín dụng, người trực tiếp giao dịch với ngân hàng không phải là ông Quyền mà là ông Nguyễn Toàn, cấp phó của ông Quyền.

Thậm chí thông tin cho rằng để có được những hợp đồng thế chấp và vay vốn trên, phía Cty Trường Sơn đã phải chi phí 800 triệu đồng. Tuy nhiên, làm việc với phóng viên, đại diện phía Ngân hàng Phương Đông - chi nhánh Trung Việt phủ nhận điều này và cho rằng ngân hàng đã làm đúng quy định.

Phía ngân hàng nói họ có giấy xác nhận chứng minh ông Quyền độc thân, còn giấy đăng ký kết hôn (bản sao) của bà Năm với ông Quyền đưa ra hiện nay là giả mạo (?)

Hợp đồng vô hiệu

Xác minh tại nơi sinh sống của bà Năm, đủ cơ sở cho thấy bà Năm và ông Quyền là vợ chồng. Bản sao giấy đăng ký kết hôn vợ chồng ông Quyền bà Năm không phải giả.

Trong công văn của Viện KSND tối cao vừa gửi Cục thi hành án dân sự TP Đà Nẵng, Viện KSND Tối cao nhận định, khi Cục thi hành án cưỡng chế, đã xác định trên đất có một số tài sản không được thế chấp nhưng vẫn kê biên và kê biên xong lại giao cho Cty Trường Sơn quản lý là “không phù hợp” với quy định .

Viện KSND tối cao lưu ý rằng, quyền lợi hợp pháp của bà Trần Thị Năm khi cưỡng chế khối tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân như vậy “ đã hoàn toàn bị tước đoạt”.

Vì vậy, Viện KSND tối cao yêu cầu Cục thi hành án dân sự Đà Nẵng cung cấp toàn bộ hồ sơ vụ việc để cơ quan này xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Tại sổ cấp giấy chứng nhận kết hôn của xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Ninh Bình), quyển số 1 TP/HT 17-bắt đầu từ ngày 9-1-1989, kết thúc ngày 31-12-1990 ghi rõ ngày đăng ký kết hôn cặp vợ chồng Lại Văn Quyền (sinh năm 1964, đội 14, xã Hùng Tiến) và Trần Thị Năm (sinh năm 1970, đội 11, xã Hùng Tiến) là 25-1-1989, số thứ tự: 20. Chủ tịch UBND xã Hùng Tiến, ông Ngô Văn Chiểu còn cho phóng viên Tiền Phong biết vợ chồng ông Quyền, bà Năm có một con trai sinh năm 1991.

Theo quy định của pháp luật, tại khoản 1, Điều 28, Luật Hôn nhân& Gia đình; Khoản 4, Điều 4, Nghị định 70/2001 ngày 3-10-2001 và Điều 134, Bộ Luật Dân sự, 4 bất động sản mà đại diện Cty Trường Sơn mang thế chấp cho Ngân hàng Phương Đông phải được sự đồng ý của bà Trần Thị Năm.

Trong trường hợp ngược lại, hợp đồng thế chấp trên là vô hiệu. Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng, đây là tình huống pháp luật khá đặc biệt, nếu các hợp đồng thế chấp trên vô hiệu thì quyết định 30 ngày 8-7-2011 của Toà án Nhân dân TP Đà Nẵng- cơ sở để tiến hành cưỡng chế tài sản của vợ chồng ông Quyền bà Năm, là không có căn cứ pháp luật.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.