'Vướng' khi xử lý tội bắt người trái phép

'Vướng' khi xử lý tội bắt người trái phép
TP - Tội phạm bắt, giữ người trái pháp luật đang gia tăng trong khi những quy định pháp luật liên quan đến những tội danh này vẫn còn nhiều khoảng trống, gây khó cho các cơ quan tố tụng, chưa thực sự bảo vệ các quyền cơ bản công dân...

> Dùng ô tô bắt người trái phép
> Bắt cóc 'con nợ' để đòi tiền chuộc

Một trùm giang hồ tổ chức bắt giữ người trái phép để đòi nợ, bị TAND Hà Nội tuyên phạt 30 năm tù về 4 tội danh
Một trùm giang hồ tổ chức bắt giữ người trái phép để đòi nợ, bị TAND Hà Nội tuyên phạt 30 năm tù về 4 tội danh.

Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại Hội thảo Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, do Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức ngày 22 và 23/7, tại Hà Nội.

Gia tăng bắt người trái phép để đòi nợ thuê

Theo Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin của Viện KSNDTC, từ năm 2010 đến 2012, toàn quốc khởi tố 479 vụ với 1.282 bị can về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”. VKS các cấp đã truy tố 407 vụ/ 1.165 bị can và TAND các cấp xét xử 365 vụ/1.027 bị can. Riêng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật” không khởi tố vụ nào.

Có thể thấy, tình trạng bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Có thể thấy, tình trạng bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu bắt nguồn từ việc đòi nợ hay thuê đòi nợ, một số vụ việc bắt nguồn từ động cơ, mục đích khác như trả thù cá nhân do mâu thuẫn trong sinh hoạt...

Cũng theo thống kê của Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, từ năm 2006 đến 31/6/2013, Cơ quan điều tra của Viện KSNDTC đã khởi tố điều tra 21 vụ/37 bị can về tội dùng nhục hình. Số lượng tin báo, tố giác về tội phạm bức cung, dùng nhục hình trong những năm gần đây đã giảm đi.

“Mặc dù có những tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến hành vi bức cung, dùng nhục hình nhưng cơ quan điều tra chỉ khởi tố một số vụ về tội dùng nhục hình, chứ chưa khởi tố vụ án nào về tội bức cung. Nguyên nhân chính ở đây là những hạn chế, bất cập của các quy định trong BLHS hiện hành về tội dùng nhục hình và tội bức cung”- TS. Phạm Mạnh Hùng (Đại học Kiểm sát Hà Nội) nói.

Khó xử lý người có thẩm quyền

“Thực tế để giam giữ một người trái pháp luật thì hành vi trước tiên kẻ phạm tội phải thực hiện là “bắt” người. Vậy trong trường hợp này, xử lý người phạm tội theo tội nào? Bắt hay giữ, hay giam người trái pháp luật?”- Ông Vũ Việt Hùng (Viện KSNDTC) góp ý về Điều 123 BLHS.

Ông Hùng cho biết, các cơ quan tiến hành tố tụng đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc khi điều tra, truy tố, xét xử đối với hành vi này, có nhiều trường hợp quan điểm trái ngược nhau. Điều luật không mô tả cụ thể thế nào là bắt, giữ, giam và chưa có giải thích, hướng dẫn cụ thể thời gian khống chế nạn nhân bao nhiêu lâu thì bị coi là bắt, giữ, giam, trong khi các hành vi này đều xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác.

Đối với tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật” quy định tại Điều 303 BLHS, theo ông Hùng, dù chưa có trường hợp nào bị khởi tố điều tra trong 3 năm trở lại đây, nhưng các tình tiết định khung tăng nặng cũng chưa được giải thích, hướng dẫn.

“Cần tách riêng Điều 123 thành các tội độc lập và có hướng dẫn thi hành. Cần xác định cụ thể hơn về đặc điểm của hành vi bắt, giữ và giam liên quan đến thời gian, không gian, địa điểm, các hạn chế về quyền tự do để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự”- Ông Hùng đề xuất.

Để phù hợp với Công ước quốc tế về quyền con người chưa được quy định trong BLHS năm 1999, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội) đề nghị phải hình sự hoá thêm một số hành vi như: xâm hại đến quyền biểu tình; xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; xâm phạm quyền tự do thông tin; xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.