Xét xử nhóm lập căn cứ âm mưu lật đổ chính quyền

Đối tượng Phan Văn Thu
Đối tượng Phan Văn Thu
Ngày 28-1, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đưa ra xét xử 22 bị cáo của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do Phan Văn Thu cầm đầu với tội danh bị truy tố “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được quy định tại điều 79, khoản 1, Bộ Luật Hình sự.

> Xét xử nhóm 'Phục hưng VN' âm mưu lật đổ chính quyền
> Phạt tù 4 đối tượng âm mưu thành lập ‘nhà nước Mông’ ở Điện Biên
> Lật mặt tổ chức 'Tuổi trẻ yêu nước'

Đối tượng Phan Văn Thu
Đối tượng Phan Văn Thu. Nguồn: petrotimes.vn

Trong số 22 bị cáo, có 7 bị cáo trú quán ngoài tỉnh Phú Yên gồm Phan Văn Thu (SN 1948, trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), Từ Thiện Lương (SN 1950, trú phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), Trần Quân (SN 1984, trú thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), Lê Đức Động (SN 1983, trú xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế), Nguyễn Thái Bình (SN 1986, trú xã Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), Lê Duy Lộc (SN 1956 , trú thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), Lê Phúc (SN 1951, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

15 bị cáo trú quán ở tỉnh Phú Yên gồm Võ Thành Lê (SN 1955), Nguyễn Kỳ Lạc (SN 1951), Vương Tấn Sơn (SN 1953), Võ Ngọc Cư (SN 1951), Đoàn Đình Nam (SN 1951), Võ Tiết (SN 1952), Nguyễn Dinh (SN 1968), Đoàn Văn Cư (SN 1962), Phan Thanh Ý (SN 1948), Đỗ Thị Hồng (SN 1957), Trần Phi Dũng (SN 1966), Lê Trọng Cư (SN 1966), Phan Thanh Tường (SN 1987), Tạ Khu (SN 1947 ) và Lương Nhật Quang (SN 1987).

Theo cáo trạng, từ năm 2003 đến tháng 2-2012, tại Khu du lịch sinh thái Đá Bia thuộc địa phận đèo Cả (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), Phan Văn Thu cùng với 21 bị cáo đã thành lập tổ chức chính trị có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn.”

Tổ chức này núp bóng doanh nghiệp là Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Long (thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long - tỉnh Đắk Nông) hoạt động du lịch sinh thái trên cơ sở ký với Ban quản lý rừng đặc dụng đèo Cả “Hợp đồng khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng” với diện tích 48,1ha để xây dựng thành căn cứ địa làm trung tâm chỉ huy hoạt động.

Tổ chức này thành lập 12 ban, 26 pháp hội và 4 nhóm chưa đặt tên pháp hội ở các địa phương như Phú Yên, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang với 293 người tham gia.

Một số Việt kiều đã tham gia đóng góp tiền bạc, của cải cho "Hội đồng công luật công án Bia Sơn"… Tổ chức chính trị này chọn phương thức đấu tranh “bất bạo động,” tổ chức sáng tác, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vu khống, nói xấu chế độ, ca ngợi chủ thuyết công bản để tuyên truyền mê hoặc một bộ phận quần chúng nhân dân, dần dần loại bỏ tư tưởng cách mạng, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa ra khỏi đời sống xã hội, làm phai nhạt niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang, lo lắng, hoài nghi đối với chế độ hiện nay.

Ngoài ra, tổ chức này còn xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, Cương lĩnh hành động để định hướng cho hoạt động của tổ chức, các pháp hội địa phương, dự kiến bộ máy chính quyền... nhằm lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam thành lập Nhà nước Đại Nam Kinh Châu do Phan Văn Thu lãnh đạo cùng các đồng phạm.

Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 5 ngày.

Theo Thế Lập
Thông tấn xã Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.