Xử lưu động phúc thẩm vụ án Trần Minh Lợi

Ông Trần Minh Lợi tại phiên tòa sơ thẩm.
Ông Trần Minh Lợi tại phiên tòa sơ thẩm.
TPO - Từ trại tạm giam ông Trần Minh Lợi viết đơn kháng cáo kêu oan và đơn yêu cầu luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP Hà Nội) bảo vệ cho ông Lợi ở phiên tòa phúc thẩm.

Ngày 7/6, nguồn tin của phóng viên Tiền Phong từ TAND Cấp cao tại TP.HCM cho biết, dự kiến tòa phúc thẩm xử vụ ông Trần Minh Lợi (SN 1968, ngụ huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), tội “Đưa hối lộ” sẽ diễn ra vào ngày 26/6 tới và sẽ xử lưu động tại tỉnh Đắk Nông.

Phiên tòa do thẩm phán Trần Thị Hòa Hiệp (thẩm phán cao cấp – TAND Cấp cao tại TP.HCM) làm chủ tọa.

Trước đó, vào chiều ngày 27/3, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án sơ thẩm, ông Trần Minh Lợi bị tuyên 4 năm 6 tháng tù. Án sơ thẩm cũng tuyên 7 bị cáo khác trong vụ án là Nguyễn Xuân An 1 năm 9 tháng tù; Huỳnh Kim Cao Trí 1 năm tù; Huỳnh Thị Cao Thương, Trương Thị Lan và Nguyễn Thị Tý mỗi bị cáo 9 tháng tù, cho hưởng án treo; Nguyễn Văn Phúc 2 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ”, cấm đảm nhiệm chức vụ sau ba năm thực hiện án tù; Lãnh Thanh Bình 1 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Theo nội dung bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Đắk Nông mà Tiền Phong đã đưa tin: Ngày 15/1/2016, Công an huyện Đắk Min bắt 6 đối tượng đánh bạc tại xã Thuận An, huyện Đác Min, tỉnh Đắk Nông. Người nhà của các con bạc đã được Trần Minh Lợi hướng dẫn ghi âm, ghi hình toàn bộ hành vi đưa 60 triệu đồng cho Lãnh Thanh Bình, nguyên Trung úy, cán bộ trinh sát Công an huyện Đác Min để xin cho người nhà được tại ngoại.

Trần Minh Lợi không tố cáo ngay mà dùng các tài liệu này để đe dọa, khống chế, ép buộc Bình phải tác động đến Cơ quan điều tra cho các đối tượng đánh bạc được tại ngoại và phải trả lại tiền cho người nhà con bạc. Bình đã báo cáo sự việc với Công an huyện Đác Min và tố cáo Lợi về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Xử lưu động phúc thẩm vụ án Trần Minh Lợi ảnh 1

Ông Lợi kháng cáo bản án sơ thẩm và gửi đơn yêu cầu luật sư từ trại tạm giam

Mở rộng điều tra, các cơ quan chức năng còn chứng minh được, trong năm 2014, Lợi cũng đã dùng các thủ đoạn như trên để trục lợi trong việc vay tiền tại Phòng giao dịch Đại Lộc - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk.

Bản án sơ thẩm cũng nhận định, ông Trần Minh Lợi, do có thái độ khai báo thành khẩn, nhiều người thân trong gia đình có công với nước và được tặng thưởng nhiều huân huy chương, trong thời gian bị cáo Lợi sinh sống trên địa bàn có nhiều đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho địa phương , nên tòa tuyên phạt bị cáo Trần Minh Lợi 4 năm 6 tháng tù giam, tính từ khi bắt tạm giam là ngày 22/3/2016.

Cũng theo nội dung bản án sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng có dấu hiệu ngụy tạo hồ sơ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, càng thể hiện rõ mục đích thu thập chứng cứ của bị cáo Lợi chỉ để chống tham nhũng chứ không nhằm cưỡng đoạt 220 triệu đồng như lời tố cáo không có chứng cứ của Lãnh Thanh Bình. Mặt khác vị luật sư cũng cho rằng việc gom hồ sơ vụ Agribank Đắk Lắk vào vụ này cho thấy có dấu hiệu xâm phạm nghiêm trọng hoạt động tư pháp, cố tình buộc tội ông Lợi cho bằng được.

Sau án sơ thẩm, từ trại tạm giam, ông Lợi có đơn kháng cáo kêu oan, cùng lúc ông Lợi cũng gởi đơn yêu cầu luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) – người bảo vệ cho ông Lợi ở cấp sơ thẩm – tiếp tục bảo vệ cho ông Lợi tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới (ở phiên tòa sơ thẩm, ông Lợi có 6 luật sư bảo vệ).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.