Ly kỳ chuyến chinh phục mặt trăng đầu tiên của con người

TPO - Ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 đáp thành công xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi trên Mặt Trăng. Đến tận hôm nay, những câu chuyện hấp dẫn nhất từ tàu Apollo 11 vẫn chưa được biết đến hoặc chưa được hiểu rõ.
Tàu không gian Apollo được phóng lên từ đảo nào ở Mỹ?

1. Tàu không gian Apollo được phóng lên từ đảo nào ở Mỹ?

  • icon

    Đảo Merritt

  • icon

    Đảo Block

  • icon

    Đảo Key West

Những thứ đầu tiên con người để lại Mặt trăng là gì?

2. Những thứ đầu tiên con người để lại Mặt trăng là gì?

  • icon

    Rượu và bánh mỳ

  • icon

    Nước và bánh mỳ

  • icon

    Sôcôla và bánh mỳ

Cái gì dưới đây đã cứu sống các phi hành gia

3. Cái gì dưới đây đã cứu sống các phi hành gia

  • icon

    Một cây bút nỉ

  • icon

    Một khẩu súng lục

  • icon

    Một lưỡi kiếm

Aldrin và Armstrong còn để lại những gì trên Mặt trăng?

4. Aldrin và Armstrong còn để lại những gì trên Mặt trăng?

  • icon

    Tất cả các thứ trên

  • icon

    Túi nôn

  • icon

    Thiết bị kỹ thuật

  • icon

    Giấy thông điệp thiện chí

NASA đã làm gì khi các phi hành gia trở về

5. NASA đã làm gì khi các phi hành gia trở về

  • icon

    Cách ly họ

  • icon

    Mời rượu

  • icon

    Cho họ đi tắm

Neil Armstrong sau khi trở về từ mặt trăng đã làm công việc gì?

6. Neil Armstrong sau khi trở về từ mặt trăng đã làm công việc gì?

  • icon

    Làm giáo viên

  • icon

    Phụ trách đào tạo phi hành gia ở NASA

  • icon

    Lập công ty đưa người lên mặt trăng

Bao nhiêu phi hành gia NASA đã thiệt mạng trong chương trình Apollo

7. Bao nhiêu phi hành gia NASA đã thiệt mạng trong chương trình Apollo

  • icon

    8

  • icon

    9

  • icon

    10

Người phụ nữ nào duy nhất có mặt trong phòng điều khiển vụ phóng tàu Apollo 11

8. Người phụ nữ nào duy nhất có mặt trong phòng điều khiển vụ phóng tàu Apollo 11

  • icon

    JoAnn Morgan

  • icon

    Peggy Johnson

  • icon

    Jill Hruby Sandia

Chương trình đổ bộ Mặt Trăng có người lái của NASA đã ngốn hết bao nhiêu tiền?

9. Chương trình đổ bộ Mặt Trăng có người lái của NASA đã ngốn hết bao nhiêu tiền?

  • icon

    24 tỷ USD

  • icon

    20 tỷ USD

  • icon

    22 tỷ USD

Cách đây một nửa thế kỷ, ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 đưa các nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đặt chân lên Mặt Trăng trong sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng chưa từng có tiền lệ. Sự kiện này khi đó gây chấn động thế giới, đánh dấu bước nhảy vọt của ngành hàng không vũ trụ Mỹ so với các nước trên thế giới.

Armstrong và Aldrin dành hai tiếng rưỡi bên ngoài con tàu không gian, thu thập 21,5 kg đá Mặt Trăng cho chuyến trở về Trái Đất. Họ cũng kịp cắm quốc kỳ Mỹ trên điểm cực của Mặt Trăng để chứng minh "nước Mỹ đã ở đây".

Song hành cùng Armstrong và Aldrin còn có Michael Collins, thành viên còn lại trong Apollo 11. Trong khi Armstrong và Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng, thì Collins một mình lái mô-đun điều khiển "chờ" trên quỹ đạo của Mặt Trăng cho đến khi hai đồng nghiệp trở lại, trước khi cùng quay về Trái Đất.

Ngày 25/7/1976, phi thuyền Apollo 11 trở về tới Trái Đất và hạ cánh an toàn ở vùng biển tây nam Thái Bình D¬ương sau khi bay hết quãng đường 13,3 triệu km, kết thúc hiệu quả Cuộc đua Không gian và hoàn thành mục tiêu quốc gia được đề ra năm 1961 bởi Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.

Sau Apollo 11, Mỹ còn thực hiện thêm 5 sứ mệnh đưa con người lên Mặt trăng khác, chuyến bay cuối cùng là Apollo 17, mặc dù trước đó NASA đã lên kế hoạch cho 3 nhiệm vụ khác là Apollo 18, Apollo 19 và Apollo 20.

Những bước tiến dài của nhân loại

Trước đó, năm 1957, với hình dáng của một quả cầu nhôm, vệ tinh Sputnik 1 do Liên Xô chế tạo đã trở thành vệ tinh đầu tiên của thế giới bay vào vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Chỉ 4 tháng sau, người Mỹ cũng đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của họ, Explorer 1, vào tháng 1-1958.

Cuộc đua chinh phục vũ trụ giữa các cường quốc đã chính thức bắt đầu. Sau các vệ tinh là thách thức đưa người lên vũ trụ và Liên Xô có hành trình bay vòng quanh Trái đất trong 108 phút của phi hành gia Yuri Gagarin vào ngày 12-4-1961. Chưa đầy 1 tháng sau, người Mỹ cũng đã đưa phi hành gia Alan Shepherd lên quỹ đạo, nhưng chuyến bay chỉ kéo dài trong vòng 15 phút nên Shepherd đã không kịp đi hết 1 vòng trái đất. Sau đó, Mỹ lên kế hoạch cho một sự kiện vô cùng táo bạo trở thành quốc gia đầu tiên chinh phục Mặt trăng. Và Apolo 11 đã làm được điều đó, đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đầu chương trình các chuyến bay có người vào không gian của NASA.

Tuy ban đầu, toàn bộ chương trình Apollo xuất phát từ những tính toán chiến lược mang tính chính trị, nhưng cuộc đổ bộ xuống Mặt trăng năm 1969, mở đầu cho những cuộc chinh phục tiếp sau, đã mang lại những kết quả quan trong cho nền khoa học của toàn nhân loại.

Thông qua việc quan sát trực tiếp bề mặt Mặt trăng và cùng việc có được hàng trăm kg mẫu vật từ hành tinh này, các nhà khoa học Trái Đất bắt đầu hiểu được lịch sử hình thành Mặt trăng, quá trình vận động và tương tác trên hành tinh này với những tri thức hoàn toàn chưa được biết đến trước đó.

Sự thành công của dự án Apollo cũng tạo ra cơ hội cho người Mỹ và người Nga hợp tác với nhau trong chuyến bay quốc tế đầu tiên vào vũ trụ - đó là Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz được tiến hành vào tháng 7-1975. Dự án này là sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác trong không gian.

Năm 1993, Nga, Mỹ và các đối tác châu Âu đã ký hiệp định hợp tác trong các nhiệm vụ chinh phục vũ trụ và việc xây dựng Trạm Vũ trụ quốc tế ISS vào năm 1998. Từ thời điểm đó, ISS đã được coi là ngôi nhà chung trên vũ trụ của các nhà du hành và nghiên cứu không gian từ các nước trên thế giới, là cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng, giữ vai trò phát triển mục tiêu tiếp theo cho những chuyến du hành vượt ra ngoài quỹ đạo Trái đất.

Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt trăng, năm 2018, tại Hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Thủ đô Riga, Latvia, các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng bàn luận về chương trình xây dựng “Làng mặt trăng” do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xúc tiến. Theo kế hoạch, “Làng mặt trăng” ban đầu sẽ là nơi điều phối hoạt động của robot hoặc các máy thăm dò, sau đó sẽ đưa người lên nghiên cứu và trở thành trạm chuyển tiếp cho các kế hoạch khám phá những vùng đất xa xôi hơn trong vũ trụ.

ESA đặt mục tiêu không chỉ có sự hiện diện tạm thời của con người mà còn tham vọng đưa con người định cư lâu dài trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Tại đây, các nhà thám hiểm sẽ sinh sống trên bề mặt Mặt trăng, đồng thời chia thành nhiều đơn vị thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học vũ trụ, thiên văn học, nghiên cứu sự sống của con người ngoài không gian, sử dụng tài nguyên trên Mặt trăng, thậm chí phát triển kinh tế, thương mại.

Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại tiểu bang Ohio, Mỹ.

Vào khoảng những năm 1956, ông là một phi công lái thử tại Trạm Bay Tốc độ cao NASA ở Căn cứ Không quân Edwards, tiểu bang California.

Sau quãng thời gian làm một phi công lái thử, Armstrong có bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp. Ông chuyển sang làm một nhà du hành vũ trụ.

Năm 1969, Armstrong nhận nhiệm vụ tham gia chuyến bay Apollo 11 và sứ mệnh đại diện cho cả ngành hàng không vũ trụ Mỹ trong việc đặt chân lên Mặt Trăng. Người Mỹ rất khao khát làm được điều này, sau khi người Nga đã đi trước một bước với việc đưa được con người vào vũ trụ 8 năm trước đó.

Armstrong đã làm nhiệm vụ chỉ huy của phi vụ Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969. Thời khắc lịch sử, Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng và dành 2,5 giờ khám phá trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command.

Khi đặt chân xuống Mặt Trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại".

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.