Có nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?

Có nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?
TPO - Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) được Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ chấp thuận vào năm 1986 giúp xác định ung thư tuyến tiền liệt.

> Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Có nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt? ảnh 1

PSA là một enzym - chỉ được tiết ra bởi tuyến tiền liệt - giúp hóa lỏng tinh dịch bằng cách phân hủy protein gây đông đặc. Xét nghiệm nồng độ PSA trong máu giúp bác sĩ xác định được nhiều bệnh tuyến tiền liệt. Kết quả là bình thường nếu nồng độ PSA thấp (0-4 ng/mL). Nồng độ PSA tăng nhẹ theo tuổi.

Nồng độ PSA tương ứng với tuổi

Tuổi

Phạm vi PSA bình thường

Tuổi

Phạm vi PSA bình thường

Từ 40 tuổi trở lên

0 - 2,0 ng/mL

65

0 - 4,5 ng/mL

45

0 - 2,4 ng/mL

70

0 - 5,3 ng/mL

50

0 - 2,8 ng/mL

75

0 - 6,2 ng/mL

55

0 - 3,3 ng/mL

Từ 80 tuổi trở lên

0 - 7,2 ng/mL

60

0 - 3,8 ng/mL

Nồng độ PSA máu cao hơn bình thường có thể là do nhiễm trùng, viêm, phì đại hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Trong số người có nồng độ PSA tăng, khoảng 1/3 số trường hợp là bị ung thư. Thực tế khoảng 20% số trường hợp ung thư tuyến tiền liệt gặp ở những người có nồng độ PSA nằm trong phạm vi bình thường. Và một số người có tuyến tiền liệt bình thường nhưng nồng độ PSA cao hơn bình thường.

Mặt tốt của xét nghiệm PSA

· Sàng lọc PSA thường xuyên giúp xác định ung thư tuyến tiền liệt rất sớm trước khi triệu chứng xuất hiện. Thực tế, xét nghiệm PSA xác định được ung thư sớm khoảng 80%.

· Ung thư tuyến tiền liệt chưa di căn dễ chữa hơn rất nhiều so với ung thư đã di căn tới các cơ quan khác.

· Nếu xét nghiệm PSA phát hiện được yếu tố gây xâm lấn ung thư, thì đây là yếu tố cứu mạng. Khi ung thư tuyến tiền liệt lan rộng, cơ hội sống thêm giảm đáng kể.

· Số ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt giảm rõ rệt từ khi có chỉ định xét nghiệm PSA.

· Xét nghiệm PSA là một xét nghiệm sàng lọc chính xác hơn.

Mặt không tốt của xét nghiệm PSA

· Khoảng 20% số người bị ung thư tuyến tiền liệt có kết quả xét nghiệm PSA bình thường (âm tính giả). Điều này có thể khiến họ ý thức không đúng về tình trạng tuyến tiền liệt của họ.

· Xét nghiệm PSA không thể phân biệt được ung thư và các bệnh tuyến tiền liệt khác. Trong số người có kết quả PSA tăng, 2/3 không bị ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều người bị lo lắng vô ích và phải làm những thủ thuật đắt tiền để loại trừ ung thư.

· Xét nghiệm PSA dẫn tới điều trị ung thư không cần thiết. Điều trị có thể gây những tác dụng phụ nặng, bao gồm liệt dương và đại tiểu tiện không tự chủ, làm giảm chất lượng sống.

· Nam giới trên 75 tuổi có thể không được lợi từ xét nghiệm PSA vì ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi này phát triển chậm và không gây triệu chứng. Điều trị không kéo dài tuổi thọ của họ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PSA

Phì đại tuyến tiền liệt không phải do ung thư (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính) và phì đại tuyến tiền liệt do viêm hoặc nhiễm trùng (viêm tuyến tiền liệt) đều có thể gây tăng nồng độ PSA.

Những yếu tố không ung thư có thể làm tăng nồng độ PSA bao gồm:

· Sự phóng tinh. Khi về già, tuyến tiền liệt dễ tăng tiết PSA vào máu khi đạt cực khoái.

· Nhiễm trùng đường tiết niệu. Giống như viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây tăng nồng độ PSA.

· Các thủ thuật tuyến tiền liệt, như sinh thiết, laser liệu pháp hay cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo.

Kết quả PSA có thể bị sai nếu bạn đang dùng những thuốc dưới đây:

· Finasteride (Proscar, Propecia). Thuốc này được dùng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc rụng tóc, làm co tuyến tiền liệt bằng cách giảm nồng độ hormon trong tuyến tiền liệt. Nó có thể làm giảm nồng độ PSA ngay cả khi bị ung thư. Khoảng 6 tháng sau khi bắt đầu dùng Finasterid, nồng độ PSA sẽ giảm khoảng một nửa so với trước điều trị.

· PC-SPES. Đây là một loại dược thảo không cần đơn được khuyến khích dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh việc ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả xét nghiệm PSA, chúng có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Có nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt? ảnh 2

Liệu bạn có nguy cơ hay không?

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt đã được xác nhận:

· Tuổi. Đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bạn từ 50 tuổi trở lên, nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu tăng nhanh hơn. Thực tế, hơn 80% số trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán sau tuổi 65.

Bệnh ít khi gặp ở người trẻ, nếu ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện trước tuổi 50 thì thường là rất ác tính. Mặt khác, ở người già, ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm.

· Chủng tộc. Tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở người da đen cao gần gấp 2 lần ở người da trắng.

· Tiền sử gia đình. Nguy cơ ung thư tăng từ 2-3 lần nếu có tiền sử gia đình bị bệnh.

· Chế độ ăn. Những người có chế độ ăn giàu mỡ động vật có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng gấp 2 lần.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.