Tìm hiểu về dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu về dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ
TPO - Khi ăn các sản phẩm từ lúa mì, một số trẻ em bị dị ứng. Đây chính là biểu hiện của việc cơ thể không dung nạp Gluten. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch.

> Quậy phá vì dị ứng với… bánh mỳ

Những thực phẩm làm từ lúa mì chúng ta thường sử dụng hàng ngày là bánh mì, bánh quy giòn, mì, ngũ cốc, bánh kẹo… Vì vậy, mẹ nên cân nhắc khi cho bé sử dụng các sản phẩm này.

Tìm hiểu về dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ ảnh 1

Những nguy hại thường gặp

Cơ thể bé không dung nạp được loại protein này có thể dẫn tới một số triệu chứng khá nghiêm trọng như loét dạ dày, rối loạn hệ thống miễn dịch gây viêm ruột non... Đối với bé từ 4 tới 6 tháng tuổi, bé có thể gặp một số biểu hiện tức thời như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Bé mất cảm giác ngon miệng, không hứng thú với đồ ăn thức uống.

Đối với những bé mắc bệnh Celiac (một bệnh về đường ruột gây dị ứng nặng, kém hấp thu) di truyền, nếu ăn những thực phẩm từ lúa mì, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng không dung nạp Gluten, từ đó ảnh hưởng tới niêm mạc ruột, cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém đi.

Khi ăn những thực phẩm từ lúa mì, hệ miễn dịch của cơ thể bé sẽ phản ứng với mô ruột non gây ra phản ứng viêm, dẫn tới sự hấp thu kém. Đây là nguyên chính khiến bé giảm cân và không tăng được cân trong thời gian dài.

Tìm hiểu về dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ ảnh 2

Ngoài ra, nhạy cảm với Gluten thực chất là một căn bệnh tự miễn gây sưng tấy khớp, bệnh đường tiêu hóa và có thể ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể.

Để giúp bé không gặp phải những nguy hại kể trên, mẹ nên tránh cho bé sử dụng những thực phẩm dưới đây:

- Bánh mỳ, bánh nướng xốp

- Ngũ cốc

- Mỳ ống, mỳ sợi

- Sản phẩm Gluten “giấu mặt” như nước sốt cà chua, súp…

- Các sản phẩm từ thịt như xúc xích, thịt viên…

- Sản phẩm từ sữa như kem

- Thực phẩm chứa tinh bột

- Khoai tây chiên

Tìm hiểu về dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ ảnh 3

Để thay thế những thực phẩm kể trên, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm dưới đây:

- Mỳ làm từ bột gạo nâu hay bột ngô

- Bánh sôcôla hạt hạnh nhân, bánh làm từ bột dong riềng

Khẩu phần hợp lý thay thế cho một chén bột lúa mỳ là:

- 7/8 chén bột gạo

- 5/8 chén tinh bột khoai tây

- Một chén bột đậu nành cùng ¼ chén tinh bột khoai tây hoặc một chén bột ngô.

Tìm hiểu về dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ ảnh 4

Dưới đây là những “mách nước” cho mẹ xung quanh việc cho bé sử dụng sản phẩm từ lúa mì:

Không nên dự trữ thực phẩm từ lúa mì để cho bé ăn. Thay vào đó, mẹ nên mua những thực phẩm thay thế đã được nêu ở trên.

Sandwich phô mai nướng là sự thay thế tuyệt vời bởi món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn rất đẹp mắt và có vị béo ngậy “hấp dẫn” bé

Nếu bé vẫn thích ăn bánh mỳ, mẹ có thể mua loại bánh chế biến từ bột gạo, bột đậu nành thay vì chế biến từ lúa mì. Điều này sẽ giúp bé không bị dị ứng.

Mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và sử dụng các loại dầu thực vật như dầu oliu, nước xốt trộn xà lách, mayonnaise… khi chế biến món ăn.

Thanh Huyền

Đơn vị tư vấn chuyên môn:

Website: www.methongthai.vn

Email: tuvan@methongthai.vn

Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50

Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG