Những trở ngại khi ‘yêu’ của phụ nữ sau ung thư

Những trở ngại khi ‘yêu’ của phụ nữ sau ung thư
TPO - Phụ nữ sau điều trị ung thư có thể gặp những trở ngại như đau khi giao hợp, khó đạt cực khoái, các triệu chứng mãn kinh, vô sinh và tự ti về hình ảnh của bản thân.

Những vấn đề này thường xảy ra sau phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu.

Những trở ngại khi ‘yêu’ của phụ nữ sau ung thư ảnh 1

1. Đau khi giao hợp

Đau khi giao hợp đường âm đạo là vấn đề hay gặp. Phần lớn các trường hợp là do thay đổi hormon gây khô âm đạo.

Nguyên nhân gây thay đổi nồng độ hormon sau điều trị ung thư là do điều trị thường làm tổn thương buồng trứng hoặc buộc phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, không cho chúng sản sinh estrogen và progesteron. Khi buồng trứng ngừng tiết các hormon này sẽ dẫn tới vô kinh. Các triệu chứng mất kinh bao gồm bốc hỏa, tăng nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng âm đạo, khô và teo âm đạo. Những triệu chứng này thường xảy ra đột ngột và mạnh hơn so với mãn kinh tự nhiên.

Với một số người, liệu pháp thay thế hormon (HRT), kem estrogen hoặc thuốc đặt âm đạo có thể làm giảm triệu chứng mất kinh, đặc biệt là khô âm đạo. Nhưng không phải tất cả các tác dụng của HRT đều tích cực. Dùng HRT phối hợp (estrogen + progestin) có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy cơ tới sức khỏe. Nếu bệnh ung thư của bạn phản ứng với estrogen - như một số khối u vú hoặc tử cung, và có thể là u hắc tố - bác sĩ không thể kê đơn liệu pháp thay thế estrogen. Có thể dùng dung dịch chống khô âm đạo dưới dạng chất bôi trơn nước.

Một vấn đề nặng hơn khô âm đạo là hẹp âm đạo. Xạ trị liệu vùng xương chậu có thể gây tổn thương thành và niêm mạc âm đạo, gây loét. Thành âm đạo có thể thành sẹo hoặc cứng, làm giảm tính đàn hồi và hẹp lại. Phẫu thuật âm đạo cũng có thể gây sẹo và dính. Để phòng ngừa sẹo và dính, các bác sĩ có thể khuyên nên thường xuyên nong âm đạo. Một phương pháp nong âm đạo là giao hợp theo đường âm đạo - dương vật, khoảng 3 lần/tuần. Nếu không thực hiện được, bác sĩ hoặc y tá có thể chỉ định dùng dụng cụ nong âm đạo.

Trong trường hợp ung thư xuất hiện hoặc di căn tới âm đạo, hoặc ở một số trường hợp ung thư cổ tử cung, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ âm đạo, sau đó tái tạo âm đạo. Khi đó cần dùng tới chất bôi trơn.

Những trở ngại khi ‘yêu’ của phụ nữ sau ung thư ảnh 2

2. Khó đạt được cực khoái

Theo Hội Ung thư Mỹ, phần lớn phụ nữ đạt được cực khoái trước khi điều trị ung thư thì sẽ đạt được sau khi điều trị. Thông thường, trừ khi phẫu thuật ung thư cắt bỏ âm vật hoặc phần dưới âm đạo hoặc tổn thương cột sống hay dây thần kinh vùng chậu, bệnh nhân vẫn có thể đạt được cực khoái.

Sự vuốt ve trước khi “yêu”, các động tác để gợi dục, có thể phải thay đổi sau ung thư. Ví dụ, những vùng nhạy cảm với vuốt ve bị ảnh hưởng do điều trị ung thư, thì bạn có thể phải tìm kiếm các vùng mới.

Một số khuyến nghị giúp tăng ham muốn tình dục bao gồm đọc sách, xem phim lãng mạn, nghe nhạc. Máy rung bằng tay hoặc các thiết bị khác có thể có tác dụng gợi dục, kích thích tăng đưa máu tới cơ quan sinh dục và giúp đạt được cực khoái.

3. Vô sinh

Không thể sinh con là điều mà nhiều phụ nữ đang điều trị ung thư lo lắng. Một vấn đề quan trọng cần cân nhắc cùng với vô sinh và ung thư là việc dùng thuốc tránh thai cho phụ nữ vẫn hoạt động tình dục trong quá trình điều trị. Vì cả hai liệu pháp hóa trị liệu và xạ trị liệu đều gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Nhìn chung, phụ nữ điều trị ung thư nên tránh mang thai 1 - 3 năm sau kết thúc điều trị.

Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Tuyết Mai

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.