10 loại quả 'cực độc' với người bị tiểu đường, thèm đến mấy cũng tránh cho xa

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Mắc bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì, ăn như thế nào, ăn với lượng bao nhiêu để vừa kiểm soát tốt đường huyết, lại không bị thiếu chất thì không phải ai cũng biết.

Trái cây cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng cần thiết dưới dạng vitamin, carbohydrate và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường cần có sự lựa chọn cẩn thận, vì có một số loại trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu chúng ta ăn không đúng cách. Theo Boldsky, những loại trái cây dưới đây người tiểu đường nên hạn chế vì chúng có thể gây tăng lượng đường trong máu:

Xoài

100 g xoài có chứa khoảng 14 g hàm lượng đường. Mặc dù đây là loại trái cây giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất nhưng những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế, nhằm tránh dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu.

10 loại quả 'cực độc' với người bị tiểu đường, thèm đến mấy cũng tránh cho xa ảnh 1

Nho giàu chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên cân nhắc vì 85 g nho có thể chứa carbohydrate (gồm tinh bột, đường và chất xơ) cao tới 15g. Ảnh minh họa: Internet

Nho

Nho giàu chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên cân nhắc vì 85 g nho có thể chứa carbohydrate (gồm tinh bột, đường và chất xơ) cao tới 15g.

Sầu riêng, mít

Lượng đường trong sầu riêng và mít tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một bát cơm trắng.

10 loại quả 'cực độc' với người bị tiểu đường, thèm đến mấy cũng tránh cho xa ảnh 2

Chuối là loại quả người bệnh nên hạn chế ăn nhất vì lượng đường trong chuối, đặc biệt là chuối chín kỹ rất cao. Ảnh minh họa: Internet

Trái dứa

Dứa chín có lượng đường cao không nên ăn quá nhiều, tuy nhiên loại quả này lại chứa nhiều lợi ích như giàu vitamin và nguyên tố vi lượng. Đồng thời, có khả năng chống viêm tốt. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn nhưng hãy ăn với số lượng nhỏ.

Na

Mãng cầu có chứa vitamin C, canxi, sắt và chất xơ tốt. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều mãng cầu, vì 100g mãng cầu có thể chứa carbohydrate cao tới 23 g.

Hồng xiêm

100g hồng xiêm có chứa khoảng 7 g đường, lượng carbohydrate trong loại trái cây này cao. Chính vì thế, người tiểu đường nên hạn chế loại trái cây này.

10 loại quả 'cực độc' với người bị tiểu đường, thèm đến mấy cũng tránh cho xa ảnh 3

100g hồng xiêm có chứa khoảng 7 g đường, lượng carbohydrate trong loại trái cây này cao. Chính vì thế, người tiểu đường nên hạn chế loại trái cây này. Ảnh minh họa: Internet

Chuối chín kỹ

Đây là loại quả người bệnh nên hạn chế ăn nhất vì lượng đường trong chuối, đặc biệt là chuối chín kỹ rất cao.

Vải thiều, nhãn

Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Vì vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1 - vài quả, nhưng cần ăn quả tươi và ăn vào bữa ăn phụ hoặc cách xa bữa ăn.

Ngoài ra theo các bác sỹ, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn những thực phẩm chế biến vì trái cây chế biến sẽ được cơ thể hấp thu nhanh chóng, làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên tránh uống các loại nước ép trái cây hoặc trái cây đóng hộp có thêm đường. Trái cây pha trộn như sinh tố, nước ép cũng có hàm lượng đường cao. Ngoài ra, nhiều chế phẩm trái cây còn khiến cơ thể mất một số chất dinh dưỡng như vitamin và chất xơ.

Tóm lại, ăn trái cây tươi hoặc salad hoặc tráng miệng trái cây là cách hữu hiệu dể bạn thỏa mãn cơn thèm ăn mà vẫn hấp thu được dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt đối với người đang bị tiểu đường.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.