30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam

Khẩu hiệu phòng chống HIV/AIDS được treo trên các trục đường chính tại thành phố Lạng Sơn
Khẩu hiệu phòng chống HIV/AIDS được treo trên các trục đường chính tại thành phố Lạng Sơn
Đó là chủ đề được lựa chọn của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 được tổ chức từ ngày 10/11 đến 10/12/2020.

Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc tỉnh (Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) đã xây dựng kế hoạch nhằm huy động sự tham gia của các cấp lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng vào công tác này; tăng cường hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm cho người nhiễm HIV; giảm kì thị và phân biệt đối xử cũng như tăng cường hỗ trợ người bệnh; mở rộng độ bao phủ các dịch vụ y tế trong phòng chống HIV/AIDS đến mọi người dân.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên các hội nghị, hội thảo được tổ chức trong tháng hành động theo chủ đề “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam” sẽ được tổ chức tùy điều kiện của từng địa phương.

Theo đó, sẽ tập trung vào chủ đề dự phòng sớm và chủ động cho người dân như mô hình cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su, chất bôi trơn, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (ARV) như dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP); Dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PEP); Không phát hiện bằng Không lây truyền (K=K).

Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng; tăng cường các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng. T

Trong tháng hành động cũng chú trọng tổ chức gặp mặt, sinh hoạt, hội thảo với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV để người có hành vi nguy cơ thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng;

Lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV sớm; lợi ích điều trị sớm HIV/AIDS; không phát hiện = không lây truyền; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP); lợi ích của bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV, vận động người nhiễm HIV chủ động tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh cũng như các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong cơ sở y tế

Tăng cường chia sẻ các mô hình có hiệu quả do cộng đồng và được tổ chức tại cộng đồng như xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kì thị, phân biệt đối xử; các gương người nhiễm HIV vươn lên làm chủ, tạo công ăn việc làm, thu nhập và giúp nhau trong cuộc sống...

Không khuyến khích địa phương tổ chức các Lễ phát động hoặc Mít tinh

Ban Chỉ đạo 138 không khuyến khích các đơn vị, ban ngành, địa phương tổ chức các Lễ phát động hoặc Mít tinh trực tiếp cũng như các hoạt động tập trung đông người nhằm phòng chống dịch COVID-19.

Thay vào đó, tập trung vào các hoạt động truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp và vận động hưởng ứng Tháng hành động và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS cho các đối tượng đích, đối tượng có nguy cơ cao.

Nội dung truyền thông sẽ chú trọng vào các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV; lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao; điều trị bằng thuốc ARV, quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; sự cần thiết cũng như các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.

Nhóm giải pháp về chính trị xã hội là một trong những nhóm giải pháp quan trọng, trong đó cần phải tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nhóm giải pháp này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động của của địa phương và tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng bao gồm cả cộng đồng người nhiễm HIV trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách: Hiện nay, Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng đang được đề xuất sửa đổi, bổ sung để bảo phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan. Đồng thời cũng cần tăng cường tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS cũng như đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

Các nhóm giải pháp về đảm bảo tài chính; về nguồn nhân lực; về cung ứng thuốc, sinh phẩm thiết yếu và hợp tác quốc tế sẽ là các giải pháp quan trọng cho việc triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả.

MỚI - NÓNG