5 hướng triển vọng chữa khỏi ung thư

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo Trung tâm Nghiên cứu ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK) - Mỹ, trong tương lai không xa, căn bê%3ḅnh ung thư sẽ được con người chế ngự...

Theo Trung tâm Nghiên cứu ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK) - Mỹ, trong tương lai không xa, căn bệnh ung thư sẽ được con người chế ngự, trong đó 5 liệu pháp dưới đây được xem là những chiến thuật đầy triển vọng và khả thi.

Y học chính xác: Tìm hiểu vai trò của gene

Trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã nhấn mạnh đến vai trò của dự án y học chính xác, yêu cầu các nhà khoa học tiếp tục thực hiện triệt để dự án này bởi nó mang lại hiệu quả cao. Y học chính xác hay y học cá thể hóa, gọi tắt PM (personalized medicine) là mô hình y tế đề xuất phương pháp chăm sóc sức khỏe tùy biến với các quyết định y tế liên quan đến chẩn đoán, dự phòng, chăm sóc, điều trị và các sản phẩm y tế (thuốc, thực phẩm chức năng…) được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân dựa trên thông tin di truyền của bản thân và đặc thù căn bệnh.

Đến nay, đã có nhiều thử nghiệm về loại thuốc này nhằm vào các đột biến gene. Ví dụ, MSK hiện đang nghiên cứu, thử nghiệm liệu pháp này cho tất cả các loại ung thư. Đặc biệt, sử dụng phép thử test lập bản đồ trật tự ADN khối u xâm lấn có tên MSK-IMPACT để điều trị bệnh nhân ung thư giai đoạn bệnh tiến triển mà không quan tâm đến dạng khối u đang mắc phải. Ngoài ra, MSK còn nghiên cứu phát triển các phương pháp và hoàn thiện các thử nghiệm lâm sàng ở nhóm người tình nguyện có các đột biến trong khối u nhằm cung cấp liệu pháp y học chính xác, sử dụng đúng thuốc, đúng người và giảm thiểu các phản ứng phụ.

Liệu pháp dùng “thuốc sống” điều trị ung thư

Ngoài ipilimumab và nivolumab, MSK hiện đang phát triển một liệu pháp miễn dịch mới trong đó các tế bào T của bệnh nhân được “chế tác” để tấn công tế bào ung thư. Liệu pháp này được gọi là thể kháng nguyên khảm (chimeric antigen receptor therapy hay CAR). Theo đó, tế bào T được thu thập từ máu của người bệnh, được biến đổi gene để nhận ra các protein nhất định trên các tế bào ung thư, sau đó được truyền vào máu. Phương pháp này mang lại nhiều hứa hẹn cho các tế bào B tái phát trong bệnh bạch cầu cấp tính và một số dạng bệnh ung thư máu khác, đồng thời có ích cho việc điều trị các khối u rắn.

Theo Michel Sadelain - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tế bào thuộc MSK, liệu pháp CAR thực chất là một khái niệm về thuốc, phương pháp điều trị trong đó các tế bào sống có thể được truyền hoặc cấy ghép vào cơ thể người bệnh, liệu pháp này tương đối thú vị bởi các tế bào nhanh hơn hóa chất hoặc các hợp chất sinh học khác, chúng có thể cảm nhận được nhiều tín hiệu từ môi trường và có khả năng phản ứng mau lẹ hơn. Liệu pháp điều trị từ tế bào hiện đang được khoa học nghiên cứu để tăng cường độ an toàn, hạn chế tối đa các phản ứng bất lợi cho người bệnh.

Chất kháng ức chế miễn dịch: Tăng cường sức khỏe miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch còn gọi là liệu pháp gia tốc + kìm hãm, liệu pháp “điểm nhấn” có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn. Nó không chỉ có tác dụng gia tốc kích hoạt các loại tế bào miễn dịch mà còn sử dụng kết hợp thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch nhằm ngăn chặn sự phản kích của tế bào ung thư, thực hiện kìm hãm trực tiếp tế bào ung thư. Nói cách khác, liệu pháp miễn dịch là sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh để chống lại căn bệnh ung thư.

5 hướng triển vọng chữa khỏi ung thư ảnh 1

Hiện tại, các chuyên gia ở MSK đã có đóng góp không nhỏ cho liệu pháp miễn dịch (immunotherapy) bằng việc phát triển hai loại thuốc có tên nivolumab và ipilimumab, giúp tăng cường khả năng chống ung thư các tế bào T trong hệ miễn dịch. Hai dược phẩm này thuộc thế hệ thuốc immunotherapy, hay thuốc kháng ức chế miễn dịch. Nguyên lý làm việc bằng cách giảm gánh nặng cho hệ thống miễn dịch, giúp nó hoạt động tốt hơn. Vì vậy, đến nay, cả hai loại thuốc này đã có những kết quả rất đáng khích lệ, loại bỏ hoàn toàn ung thư ở một số bệnh nhân có khối u ác tính tiến triển. Nivolumab được kê đơn dùng cho điều trị ung thư phổi, ung thư thận. Các chất kháng ức chế miễn dịch còn thể hiện nhiều triển vọng trong điều trị ung thư bàng quang, ung thư đầu và cổ, ung thư vú và các dạng ung thư khác. Tuy nhiên, liệu pháp nói trên chưa phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy, các nhà khoa học ở MSK hiện đang tiếp tục hợp tác với một số cơ sở khác như Viện Parker để cho ra đời thuốc mới điều trị được nhiều bệnh hơn.

Biểu sinh trị liệu: “Huấn luyện” tế bào ung thư hành xử giống tế bào bình thường

Từ lâu, khoa học đã tìm kiếm cách thức để kiểm soát bệnh ung thư như cắt bỏ khối u hoặc đầu độc khối u bằng hóa chất hay phóng xạ. Nhưng tương lai sẽ có một liệu pháp mới, chuyển đổi các tế bào ung thư trở lại bình thường chứ không phải là phá hủy chúng nữa. Đó là liệu pháp biểu sinh (Epigenetic therapy), nó dạy cho tế bào ung thư biết cách hành xử giống như các tế bào bình thường.

Nghiên cứu biểu sinh là để tìm hiểu gene làm thế nào mà “bật” hoặc “tắt” khi có tác động ngoại lai để giúp con người hiểu được quá trình phát sinh ung thư và nhiều bệnh khác. Ngoài ra, nghiên cứu biểu sinh còn giúp tạo ra một số loại thuốc mới để điều trị căn bệnh nan y này. Tất cả đều nhắm vào mục tiêu enzym biểu sinh, các enzym làm nhiệm vụ lập trình di truyền của tế bào. Thay vì tiêu diệt tế bào ung thư, các phương pháp điều trị biểu sinh sẽ tìm cách lập trình các tế bào theo cách mới để giúp chúng tăng trưởng và phát triển theo “đúng quy trình”.

5 hướng triển vọng chữa khỏi ung thư ảnh 2

Một trong những loại thuốc tiên phong của liệu pháp biểu sinh là AG-221, hiện đang được thử nghiệm ở bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và hội chứng loạn sản tuỷ. Tính đến tháng 9/2015, loại thuốc này có tỷ lệ đáp ứng 38% ở 159 bệnh nhân mắc AML đã trở lại bình thường và kháng  điều trị, ngoài ra còn có thuốc mới cũng có kết quả tương tự ở nhóm người mắc bệnh ung thư máu.

Nghiên cứu di căn: Vạch mặt kẻ thù tiềm ẩn

Gần hai thế kỷ trở lại đây, khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về di căn, cơ chế giúp tế bào ung thư để phá vỡ khối u cơ bản và di căn, lây sang mô khác. Nghiên cứu nói trên đến nay vẫn tiếp tục và cần thiết hơn bao giờ hết bởi di căn là thủ phạm làm cho 9/10 bệnh nhân ung thư tử vong do tỉ lệ sống sót đã không được cải thiện kể từ những năm 60 ở thế kỷ trước.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã xác định được gene và các đường dẫn thúc đẩy lây lan của bệnh ung thư vú hoặc bệnh u nguyên bào thần kinh lên não và ung thư thận di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Năm 2014, các nhà khoa học còn phát hiện thấy các tế bào khối u di căn có xu hướng bám vào mạch máu, đây là cơ chế sinh tồn quan trọng đối với sự lây lan của nhiều loại ung thư. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy cách tế bào ung thư ẩn mình để không bị hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện ra, điều này mở ra một triển vọng trong điều trị ung thư trong tương lai.

Chưa hết, khoa học còn phát hiện thấy các khối u cũng có thể chiếm quyền điều khiển các tế bào bình thường và các mô phát triển trong khu vực kề cạnh và dụ dỗ lây lan ung thư. Để chống lại điều này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy các loại thuốc tác động lên một số tế bào máu đặc trưng có thể làm chậm di căn từ vú lên não, ngăn chặn sự tiến triển của các khối u ung thư não ác tính ở chuột.

Nếu khoa học hiểu sâu về di căn thì tương lai sẽ có thêm nhiều giải pháp điều trị mới. “Nhân loại đang chuyển ung thư từ những gì đã biết thành cách điều trị hiệu quả hơn, đưa ung thư trở thành căn bệnh “bình thường”, Joan Massague - Giám đốc Viện Sloan Kettering, chuyên gia nghiên cứu di căn hàng đầu thế giới cho biết.

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG