5 lý do khiến ‘cô bé’ bị khô hạn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
“Cô bé” không có đủ độ ướt át cần thiết đủ để quá trình xâm nhập diễn ra trơn tru là một trong những rắc rối phòng the phổ biến của phái nữ.

Độ ẩm và lượng dịch nhờn do âm đạo tiết ra có nhiệm vụ giữ cho các tế bào trong khu vực nhạy cảm này luôn khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để “cậu bé” tiến vào bên trong dễ dàng hơn khi bạn đang “giao ban” và đây còn là một hàng rào phòng thủ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng kín và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến “cô bé” của bạn phải đối mặt với tình trạng sa mạc hóa. Trên thực tế, tình trạng này xảy ra rất phổ biến tới mức hầu như người phụ nữ nào cũng phải đối mặt với chúng ít nhất vài lần trong suốt độ tuổi có khả năng quan hệ tình dục.

Theo các chuyên gia về tình dục học, “cô bé” có thể bị “khô hạn” bởi những lý do phổ biến dưới đây:

1. Cơ thể đang đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian hơn cho màn dạo đầu

Bỏ ra hoặc thực hiện màn dạo đầu quá sơ sài là nguyên nhân gây “khô hạn” thường gặp nhất. Cơ thể của người phụ nữ cần một ít thời gian để tiếp nhận, xử lý và đáp ứng lại với những kích thích trực tiếp từ bên ngoài trước khi chúng tiết ra đủ lượng dịch nhờ cần thiết cho quá trình “xâm nhập” vào bên trong của “cậu bé”.

2. Bạn đang bị căng thẳng

Stress vẫn thường bị đổ lỗi cho nhiều rắc rối về sức khỏe và chuyện “cô bé” bị sa mạc hóa cũng nằm trong danh sách “nạn nhân” của chúng.

Nếu bỗng dưng ham muốn yêu đương của bạn bị vụt tắt một cách bất ngờ không thể lý giải thì rất có thể, cảm giác lo lắng hay áp lực về một vấn đề nào đó mà bạn đang quan tâm chính là thủ phạm.

Một khi mọi căng thẳng về tinh thần được giải tỏa, “cô bé” sẽ lại có đủ độ ẩm ướt như bình thường.

5 lý do khiến ‘cô bé’ bị khô hạn ảnh 1

3. Đang uống thuốc trị cảm lạnh

Những loại thuốc không kê đơn dùng để chống dị ứng hay trị cảm lạnh vốn có chứa chất kháng histamine có tác dụng làm khô lớp nước nhầy trong mũi. Nhờ đó, làm giảm nhẹ những khó chịu cho người bệnh do các triệu chứng của bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi… Tuy nhiên, các chất kháng histamine này cũng đồng thời làm lượng dịch nhờn ở vùng nhạy cảm bị khô luôn.

Mặc dù không phải mọi phụ nữ dùng thuốc đều gặp phải tác dụng phụ này nhưng nếu chúng xảy ra với bạn, hãy cứ yên tâm rằng mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa khi bạn ngừng dùng thuốc.

4. Sử dụng thuốc tránh thai

Một trong những tác dụng phụ ít người để ý của thuốc tránh thai đó là chúng làm giảm lượng dịch nhờn ởvùng kín của phái nữ.

Tuy nhiên, không giống như những tác dụng phụ khác vốn vẫn thường xảy ra khi bạn uống viên thuốc đầu tiên, tình trạng “khô hạn” nơi khu vực nhạy cảm sẽ không thể được cải thiện trong một vài tháng đầu kề từ khi dùng thuốc tránh thai.

Do đó, các bác sĩ phụ khoa luôn khuyên những người uống thuốc tránh thai sử dụng chất bôi trơn để hỗ trợ cho các cuộc “giao ban” diễn ra suông sẽ hơn. Trong trường hợp bạn cảm thấy quá khó chịu, hãy lựa chọn những phương pháp tránh thai khác.

5 lý do khiến ‘cô bé’ bị khô hạn ảnh 2

5. Sau khi sinh em bé

Giai đoạn vừa sinh con và cho con bú mẹ tác động rất lớn đến cơ thể của người mẹ và làm thay đổi đời sống sinh hoạt tình dục của bạn theo những cách không mong muốn, bao gồm cả việc sụt giảm mức estrogen, loại hormone chịu trách nhiệm duy trì việc tiết chất nhờn ở vùng kín.

Chỉ một vài tháng sau khi sinh em bé, khi chu kỳ kinh nguyệt đã trở lại bình thường và nếu bạn ngừng cho con bú mẹ, mọi rắc rối sẽ được giải quyết ổn thỏa.

Theo Phunuonline
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.