7 'không' khi ăn trứng gà để không bị bệnh tật ghé thăm

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Không ăn trứng gà khi sống hoặc chưa nấu chín, không ăn kèm với các thực phẩm tối kỵ nhau, không cho mì chính khi chế biến trứng gà, không bóc trứng luộc trong nước lã…

Trứng gà là một thực phẩm quen thuộc và bổ dưỡng có trong tủ lạnh hầu hết mọi nhà. Tuy nhiên, cần tuyệt đối nhớ 7 không dưới đây để nhận được giá trị dinh dưỡng tối ưu nhất khi ăn chúng.

Không ăn trứng gà khi còn sống hoặc nấu chưa chín

Rất nhiều người có thói quen hút trứng gà sống hoặc ăn khi lòng đào, nấu chưa chín. Song điều này tuyệt đối không tốt cho sức khỏe.

Bởi vì trong trứng gà sống hoặc chưa được nấu chín có những hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà.

Chưa kể, trứng gà sống hay chưa nấu chín có thể có một số vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, khi chưa nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.

7 'không' khi ăn trứng gà để không bị bệnh tật ghé thăm ảnh 1

Theo nhiều nghiên cứu khác, các protein trong trứng gà sống khiến cơ thể hầu như không hấp thụ được vì các protein này gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột.

Như vậy, bạn ăn trứng gà sống hoặc chưa nấu chín đều khiến có thể cảm giác ăn không ngon và tiêu hóa kém.

Không ăn trứng gà luộc chín quá

Nhiều người lại quá kỹ càng khi luộc trứng gà quá chín khiến cho trên bề mặt của lòng đỏ xuất hiện 1 lớp màu xanh xám do chất sắt có trong trứng gà. Song điều này cũng không tốt cho sức khỏe vì trứng luộc chín sẽ khiến cơ thể rất khó hấp thụ.

Ngoài ra, luộc trứng quá chín cũng không giữa được vị tươi ngon. Khi thưởng thức cảm giác ngon miệng sẽ giảm đi 1 nửa.

Không ăn trứng gà kèm với các thực phẩm tối kỵ nhau

Khi ăn trứng gà, bạn không nên ăn cùng với đậu tương, đường trắng, thịt thỏ. Nếu ăn cùng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu.

Cụ thể, nếu ăn trứng gà và đậu tương sẽ khiến protein trong đậu tương làm cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.

Tương tự như vậy, nếu trứng gà được cho thêm đường và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất “tiêu diệt” các axit aminh có lợi chơ cơ thể.

Chất này cũng khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc. Khi kết hợp trứng gà cùng thịt thỏ cũng sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.

7 'không' khi ăn trứng gà để không bị bệnh tật ghé thăm ảnh 2

Ngoài ra, bạn không nên ăn trứng với quả hồng. Vì ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính.

Hoặc bạn cũng không nên ăn trứng gà với lá chè. Bởi lá chè có tính kiềm và tính chua, kết hợp với nguyên tố sắt trong trứng gà sẽ kích thích dạ dày không có lợi cho tiêu hóa.

Không cho mì chính khi chế biến trứng gà

Khi rán trứng hoặc hấp trứng gà, nhiều người thường có thói quen cho mì chính vào. Tuy nhiên, điều này cực có hại cho sức khỏe.

Khi được chế biến với nhiệt độ cao, hàm lượng cao natri clorua và amoniac có trong trứng gà sẽ tạo nên vị tươi ngon đặc trưng, rất hấp dẫn của loại thực phẩm này.

Nếu cho thêm mì chính sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho hương vị và độ dinh dưỡng của trướng gà.

Không bóc trứng gà luộc trong nước lã

Nhiều người sau khi luộc trứng gà thường cho chúng vào một bát nước lã để dễ bóc vỏ trứng. Nhưng đây là thói quen cũng rất tai hại cho sức khỏe.

Theo nhiều nghiên cứu, trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo về ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà không còn lớp màng này.

Vì thế, khi trứng chín được đặt trong nước lã, “túi khí” bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khi lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột.

Thời điểm này, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.

Không ăn trứng gà đã luộc lòng đào để qua đêm

Nếu như luộc trứng gà chưa chín hoặc luộc còn lòng đào mà để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn.

Do đó, ăn những quả trứng này vừa giảm giá trị dinh dưỡng vừa không có lợi cho sức khỏe.

7 'không' khi ăn trứng gà để không bị bệnh tật ghé thăm ảnh 3

Không uống thuốc sau khi ăn trứng gà

Ai cũng biết trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy bạn cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Nhất là nếu như bạn đang bị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc tiêu chảy thì phải ngừng ăn trứng gà.

Lý do vì trứng gà nhiều protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.

Không nên ăn quá 4 quả trứng gà/tuần

Mặc dù trứng gà chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng.

Với trẻ em: Trẻ 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Trẻ 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.

7 'không' khi ăn trứng gà để không bị bệnh tật ghé thăm ảnh 4

Với người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.

Những phụ nữ mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần để hạn chế các bệnh về đường ruột.

Theo Theo NĐT
MỚI - NÓNG