Ăn mật ong rừng: Coi chừng ngộ độc

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sẽ có 1001 điều bất ngờ về mật ong mà bạn chưa biết. Cùng khám phá nhé!

Mật màu đen hay màu vàng tốt hơn?

Khi lựa chọn mật ong, nhiều người có thói quen nhìn vào màu sắc bởi cho rằng đó là yếu tố quyết định chất lượng. Tuy nhiên sự thực là màu sắc chẳng thể nói lên điều gì. Màu sắc của mật ong không chỉ phụ thuộc vào loài hoa mà chúng hút mật mà còn thay đổi theo thời gian.

Thông thường, mật để lâu sẽ có màu đen, song mật màu đen không có nghĩa là nó đã để lâu cũng như chất lượng của nó không tốt. Tuy nhiên, để an toàn, hãy lựa chọn loại mật có màu vàng óng nhé!

Mật ong rừng không bằng mật nuôi?

Trên thị trường, giá của một lít mật ong rừng có thể đắt gấp đôi, thậm chí là gấp ba lần mật ong nhà nuôi.

Lý giải điều đó, người ta cho rằng mật rừng là loại mật tự nhiên nhất và cũng tích tụ được phấn của nhiều loại hoa quý nhất nên sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Thế nhưng, sự thật là, mật ong rừng có thể bị nhiễm độc do những con ong hút phải mật của những loài hoa có độc.

Trong khi đó, mật ong nuôi có thể kiểm soát tốt nguồn hoa lấy mật nên nguy cơ ngộ độc khi ăn dường như không có.

Mật ong để nhiệt độ bao nhiêu thì an toàn?

Mỹ, châu Âu áp dụng tiêu chuẩn quy định hàm lượng HMF là không quá 20mg/kg. Hydroxy Methyl Furfurol (viết tắt là HMF) là một chất độc, do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản ở nhiệt độ trên 30 độ C, nhiệt độ cao trên 60 độ C thì tốc độ sinh HMF càng lớn (nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C ngay sau khi thu hoạch thì HMF không tăng thêm).

Bảo quản mật ong: từ 16-26 độ C

Khi nhiệt độ thấp hơn xuống dưới 18 độ C sẽ diễn ra quá trình kết tinh ở mật ong thành những hạt nhỏ li ti rất mịn và đều nhau mà dân gian có thói quen gọi là lắng đường.

Dùng lọ thủy tinh màu sậm hoặc gốm sứ có tráng men đậy kín nắp. Nên dùng lọ miệng rộng. Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, đồ gốm sứ không tráng men.

Để lọ mật ong ở những nơi mát và tối, không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Lý tưởng nhất là từ 21-26 độ C. Tránh để chúng ở gần bếp lò hoặc tủ lạnh vì hơi nóng sẽ làm mật ong dậy mùi và sậm màu hơn.

Không có cách nào phân biệt được mật ong thật - giả?

Hiện nay, lan truyền một số cách dùng để phân biệt mật ong thật hay giả như: mật ong thật sẽ làm cọng hành tươi bị héo đi, làm chín lòng đỏ trứng gà, sẽ không tan và chìm nhanh xuống ly như vật thể rắn, rất khó thấm vào vải khi nhỏ lên bề mặt vải...

Tuy nhiên, không có cách nào trong những cách trên đủ để phân biệt mật ong tốt. Những hiện tượng trên xuất hiện do tỉ trọng mật ong cao hơn nước, bởi vì thành phần đường fructose có nồng độ cao.

Các thị trường như Mỹ, châu Âu để thu mua mật ong đúng chuẩn phải dùng các phương pháp đồng vị phóng xạ carbon C13.

Mật ong có bọt còn tốt không?

Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG