Ăn thịt lợn nhớ kỹ những điều này để không 'rước tỷ bệnh' vào người

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thịt lợn hay các bộ phận của lợn như lòng, gan, óc, hay cả phần bì lợn đều là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng ít người biết rằng có những bộ phận của lợn dù nấu chín rồi hoặc ăn quá nhiều vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt làm nam giới. Tuy nhiên, thực phẩm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe.

Theo các chuyên gia, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng trùng như giun, sán… và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Những ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, tả, bệnh gan, thận…

Ngoài ra, lòng lợn còn chứa lượng cholesterol có hại cho cơ thể nên cần hạn chế ăn món này.

Gan lợn

Gan là bộ phận đảm nhiệm chức năng giải độc trong cơ thể. Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ phải đi qua gan để loại bỏ các độc tố. Trong quá trình đó, dù ít hay nhiều thì chắc chắn gan lợn cũng sẽ giữ lại các chất độc như kim loại nặng, chất tăng trưởng trong thức ăn…

Các bác sĩ khuyến cáo, ăn nhiều gan lợn chính là hành động nạp thêm chất độc hại vào cơ thể. Người mắc bệnh tim mạch, người già yếu tốt nhất không nên ăn gan lợn.

Ăn thịt lợn nhớ kỹ những điều này để không 'rước tỷ bệnh' vào người ảnh 1

Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt làm nam giới. Tuy nhiên, thực phẩm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Da lợn (bì lợn)

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Về nguyên tắc, da động vật cũng là một loại protein, nhưng không có lợi cho sức khỏe”.

Theo vị chuyên gia này, chất protein ở da chủ yếu là gelatin và collagen hợp thành. Chúng có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể như da, gân, sụn, xương, tổ chức liên kết và góp phần làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

“Tuy nhiên, protein có trong động vật rất khó tiêu vì vậy không nên ăn nhiều. Ở nước ngoài, người ta không dùng da động vật làm thực phẩm trực tiếp mà chỉ sử dụng để làm thạch và chất phụ gia hoặc thuộc da trong công nghiệp. Tại Việt Nam, nhiều người vẫn thích ăn da gà, bò, lợn. Mặc dù chúng không gây độc hại song nếu ăn nhiều, cơ thể chúng ta có thể mắc bệnh”, PGS Thịnh nói.

Lớp mỡ gần da chứa rất nhiều cholesterol, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ trở thành thủ phạm gây bệnh tim mạch, béo phì. Vì vậy, ông Thịnh khuyến cáo bệnh nhân, trẻ em, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều bộ phận này.

PGS Thịnh cho biết thêm nếu ăn da lợn, trâu, bò, chúng ta có thể phải đối mặt với nguy cơ tổn thương dạ dày hoặc ruột.

Hiện nay, thay vì dùng nước nóng để cạo lông động vật, các lò giết mổ thường dùng dao cạo sống. Do đó, chân lông vẫn còn ở lại trên da. Chúng chỉ dài khoảng 2 mm, nhưng rất cứng, khi ăn vào ruột, có thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày.

Ngoài ra, việc ăn da dưới dạng tái, lên men (làm nem), nộm cũng chứa nhiều nguy hại, đặc biệt nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh còn sử dụng các hóa chất độc hại để tẩy trắng da trước khi chế biến gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Ăn thịt lợn nhớ kỹ những điều này để không 'rước tỷ bệnh' vào người ảnh 2

Thịt cổ lợn thường có giá thành khá rẻ, thường được trộn chung với các loại thịt khác để xay nhuyễn và làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi. Vì thế, để an toàn sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn các món từ thịt xay. Ngoài ra, khi lựa chọn thịt, cần xem kỹ phần thịt dưới da xem có những hạt sần sùi hay không. Ảnh minh họa: Internet

Phổi lợn

Theo các nhà khoa học, phổi là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.

Bên cạnh đó, lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày. Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Ngoài ra, có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi. Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi.

Không chỉ vậy, lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

Ăn thịt lợn nhớ kỹ những điều này để không 'rước tỷ bệnh' vào người ảnh 3

Hầu hết não động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, nếu ăn thường xuyên với số lượng nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ chứ không phải sẽ phát triển trí thông minh như nhiều người nghĩ. Ảnh minh họa: Internet

Tiết lợn

Trong những thực phẩm có tác dụng bổ sung sắt và bổ máu thì tiết lợn đứng đầu bảng lựa chọn. Tiêu thụ tiết lợn thích hợp giúp chúng ta thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, nếu không may mua phải lợn chết, lợn bệnh thì trong máu chúng sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Chúng không thể bị giết bằng cách nấu ăn bình thường.

Theo các bác sỹ, liên cầu khuẩn gây ra các triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp và thậm chí tử vong. Theo thống kê, ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn.

Thịt cổ lợn

Như chúng ta biết, hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, hạch bạch huyết tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ, đặc biệt là sau khi bị tổn thương, hạch sẽ được hình thành.

Hạch bạch huyết chứa một số lượng lớn các tế bào thực bào, là những tế bào bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn, tế bào chết. Vì thế hạch lớn chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp bệnh vào cơ thể.

Ngoài ra, cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Khi hấp thu quá nhiều hormone thyroxine sẽ gây ảnh hưởng tới nội tiết con người và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra thyroxine rất ổn định và rất khó phá hủy ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao.

Thịt cổ lợn thường có giá thành khá rẻ, thường được trộn chung với các loại thịt khác để xay nhuyễn và làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi. Vì thế, để an toàn sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn các món từ thịt xay. Ngoài ra, khi lựa chọn thịt, cần xem kỹ phần thịt dưới da xem có những hạt sần sùi hay không.

Ăn thịt lợn nhớ kỹ những điều này để không 'rước tỷ bệnh' vào người ảnh 4

Theo các bác sỹ, liên cầu khuẩn gây ra các triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp và thậm chí tử vong. Theo thống kê, ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Ảnh minh họa: Internet

Óc lợn

Hầu hết não động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, nếu ăn thường xuyên với số lượng nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ chứ không phải sẽ phát triển trí thông minh như nhiều người nghĩ.

Ngoài ra, với người đã mắc các bệnh trên, óc động vật sẽ trở thành thực phẩm nguy hiểm, do đó, cần thận trọng khi sử dụng món ăn này.

“Người bình thường cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol để dự phòng trước, không đợi lúc có bệnh mới tránh. Chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa dạng, không nên ăn nhiều những thực phẩm có nhiều nguy cơ gây bệnh”, tiến sĩ Hưng khuyến cáo.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cũng cho hay trong các loại óc động vật, trong đó óc lợn được nhiều người sử dụng nhất đồng thời ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất.

“Theo thống kê, cứ 100 g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ. Có thể nói việc lạm dụng món ăn này sẽ làm cho trẻ kém thông minh”, bà Hải khuyến cáo.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).