Bác sĩ cảnh báo các bệnh thường gặp về hô hấp ở người già khi giao mùa

ảnh minh họa
ảnh minh họa
TPO - Thời điểm giao mùa và thời tiết thay đổi thất thường nên người cao tuổi dễ mắc các bệnh về hô hấp.
 Những ngày gần đây, thời tiết tại TPHCM có dấu hiệu thay đổi thất thường: nắng gay gắt vào sáng, trưa và đổ mưa vào chiều tối. Điều này dẫn đến việc người dân mà đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ sẽ rất dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa.
Theo BS Hồ Sĩ Dũng (Giảng viên bộ môn Lão khoa, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch), đối với người cao tuổi, mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, sức đề kháng cũng giảm đi, do đó bệnh tật cũng dễ dàng tấn công, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa nhất là mùa mưa, mùa lạnh người già thường hay bị ốm, mắc phải những bệnh về đường hô hấp.
Bác sĩ cảnh báo các bệnh thường gặp về hô hấp ở người già khi giao mùa ảnh 1 Người cao tuổi đối diện với nhiều nguy cơ về hô hấp khi thời tiết giao mùa, ảnh minh họa
BS Dũng liệt kê những bệnh mà người cao tuổi hay mắc phải khi giao mùa:
Viêm mũi họng: vào mùa mưa, người cao tuổi thường mắc bệnh viêm mũi họng gây ra hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng mạn tính, viêm xoang.
Viêm phế quản, viêm phổi: Mùa mưa, người cao tuổi thường bị viêm phế quản, viêm phổi, nếu không được quan tâm sẽ dấn đến bệnh nặng. Một số trường hợp có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh, bệnh rất dễ tái phát, dễ xuất hiện các biến chứng.
Ngoài ra một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.
“Do tuổi cao khi sốt nhiệt độ sẽ không tăng cao như ở người trẻ nên dễ bị nhầm bệnh nhẹ nhưng khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn tiến nhanh hơn và nặng nề hơn, triệu chứng lâm sàng sẽ đi trước các biến đổi tổn thương trên X-quang. Mặt khác, bệnh gặp ở người cao tuổi thường lại nặng hơn ở người trẻ rất nhiều nhất là đối với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình, do đó người cao tuổi lại thường đi khám bệnh muộn, khi bệnh đã nặng”, BS Dũng nói.
Phòng bệnh thế nào?
- Để phòng bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh, người cao tuổi cần được mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm.
- Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.
- Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm, rửa hằng ngày hoặc một tuần vài lần bằng nước ấm.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.