Bài thuốc thanh nhiệt, giúp tiêu hóa tốt

Bồ công anh
Bồ công anh
Nóng trong người, thức ăn ứ trệ (gây đầy bụng, ợ chua, tiêu chảy, nhạt miệng, đắng miệng, không muốn ăn…) là những triệu chứng thường gặp.

Có thể chuẩn bị một số bài thuốc từ các nguyên liệu dễ tìm, để sẵn trong lọ thủy tinh, phòng khi dùng đến.

Cơ thể nhiệt: Dùng thuốc tùy nguyên nhân

Hiện có nhiều loại thuốc thanh nhiệt như: thanh nhiệt tả hỏa (do hỏa độc phạm v ào thần khí), thanh nhiệt giải độc (do nóng sinh ra độc, gây nhiễm trùng), thanh nhiệt táo thấp (do nóng gây ra các bệnh đường sinh dục, tiết niệu và tiêu hóa)…

Các vị thuốc thanh nhiệt có vị ngọt, tính đắng lạnh, hay gây táo bón, ăn không ngon. Khi áp dụng nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Nếu bệnh nhân đang đi biển thì không nên áp dụng các bài thuốc này. Nếu uống thuốc bị nôn có thể thêm gừng hoặc uống nóng. Nếu nóng trong người nhiều thì dùng liều cao, nóng ít thì dùng liều nhẹ hơn. Mùa hè nên dùng liều nhẹ, mùa đông nên dùng liều cao. Những người hay bị tỳ vị hư nhược như ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa… nên cẩn thận. Những người bị mất máu nhiều, nhất là phụ nữ sau khi sinh thì không nên dùng.

Thuốc thanh nhiệt tả hỏa: Áp dụng cho các trường hợp bị sốt cao, mê sảng, lưỡi vàng khô, táo bón do sốt cao mất nước, ho khan, khát nước. Dùng quả cây dành dành chín (còn gọi là chi tử, gardenia fl orida), thuộc họ cà phê, phơi khô. Nếu bị viêm dạ dày thì dùng chi tử sao đen, uống với nước gừng. Còn bị chảy máu cam, đi cầu ra máu, bí tiểu, sốt cao… thì dùng quả chi tử hãm nước sôi để uống.

Thuốc thanh nhiệt giải độc: Dùng để chữa các bệnh viêm cơ, viêm đường hô hấp, dị ứng, hạ sốt, các vết thương… Thuốc thanh nhiệt giải độc thường dùng nhiều nhất là bốn, ít nhất là hai liều để chống kháng thuốc, liều cao sẽ gây mệt. Cụ thể: Kim ngân hoa: dùng hoa chưa nở, phơi khô; ngày dùng 12-80g, sắc uống. Ngoài ra có thể dùng dây kim ngân hoa nấu nước uống để chữa đau khớp, đau dây thần kinh. Bồ công anh: dùng 8-20g rễ hoặc cây phơi khô, sắc uống. Nếu bị viêm tuyến vú, nên dùng tươi, uống nước còn bã thì đắp, liều dùng 100g/ngày. Lá mỏ quạ: nếu các vết thương có mủ thì dùng lá tươi giã nhuyễn đắp vào vết thương.

Thuốc thanh nhiệt táo thấp: Là những vị thuốc đắng lạnh dùng để chữa các bệnh viêm bàng quang, viêm thận, viêm niệu đạo, viêm loét cổ tử cung, viêm túi mật, chàm, ghẻ lở, lỵ amip… như cỏ sữa nhỏ lá, cỏ sữa lớn lá, có thể dùng toàn cây tươi hoặc phơi khô, dùng từ 16-40g sắc uống mỗi ngày; rau sam: mỗi ngày dùng 50-100g nấu canh ăn, nấu nước uống; khổ sâm: có hai loại là cho rễ và cho lá. Ở đây dùng khổ sâm cho lá; mỗi ngày dùng 4-6g cành hoặc lá nấu nước uống hoặc tắm để chữa các bệnh ngoài da.

Thức ăn ứ trệ: Nên kiêng thức ăn làm mất tác dụng thuốc

Thức ăn ứ trệ trước hết là do máu huyết bị ứ đọng. Sự sống, trí lực, thể lực của con người đều do khí huyết lưu thông. Nếu cơ thể không đủ số lượng máu cần thiết để cung cấp, nuôi dưỡng tế bào thì sức khỏe sẽ suy giảm. Huyết ứ đọng ở đâu thì các tổ chức cơ thể tại đó không được nuôi dưỡng đầy đủ, tế bào bị tổn thương và gây ra hàng loạt triệu chứng như cơ thể đau nhức, mệt mỏi, da sạm, nổi gân xanh, lưỡi tím xanh chứ không hồng hào. Còn theo y học hiện đại, ứ huyết là dấu hiệu thường gặp ở một số bệnh lý cơ xương khớp, viêm gan, khối u chèn ép, thiếu máu não…

Bài thuốc thanh nhiệt, giúp tiêu hóa tốt ảnh 1

Cây sơn trà

Ngoài ra, thức ăn ứ trệ còn do tỳ hư. Tỳ là lá lách, phụ trách việc tiêu hóa, vận chuyển và hấp thụ thức ăn, phản ánh hoạt động tiêu hóa từ miệng đến hậu môn. Tỳ hư là do suy nghĩ lo lắng, stress, buồn rầu quá mức. Một khi tỳ hư sẽ dẫn đến các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, ruột đau, tay chân rã rời, da mặt tối sầm, khạc ra đàm, các xương khớp đau, không thích vận động, chỉ thích nằm một chỗ. Nếu gặp triệu chứng trên, có thể áp dụng các loại cây thuốc sau:

Sơn tra: Thuộc họ hoa hồng. Nhiều người hay nhầm lẫn quả sơn tra với quả bồ quân nhưng đây là hai quả khác nhau. Nếu không phân biệt được có thể đến nhà thuốc Đông y hỏi mua, tránh việc sử dụng nhầm quả bồ quân. Sơn tra có vị chua, ngọt, ấm, có công dụng tiêu hóa thức ăn rất tốt. Với các trường hợp ăn thịt nhiều, thức ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc trẻ em ăn sữa không tiêu, gây đầy bụng, ợ chua… có thể dùng quả sống để ăn hoặc sao đen lên nấu nước uống, mỗi ngày dùng từ 6-16g.

Kê nội kim: Đây là niêm mạc mề gà. Khi giết gà lấy thịt người ta thường bóc lớp màng màu vàng mặt trong mề gà, đem phơi khô để dành. Ăn uống chậm tiêu, bụng đầy trướng, viêm đại tràng mạn tính lấy kê nội kim (sao với cát, sau đó rây bỏ cát) ngày dùng 6-12g tán bột chia 3-4 lần uống. Trẻ em dùng 1/3 liều. Ngoài ra, muốn chữa mụn nhọt sau lưng (hậu bối), lấy màng mề gà phơi khô, tán mịn, trộn dầu mè bôi ngày 2-3 lần không hạn chế. Viêm niêm mạc miệng, cổ họng, sưng amidal, lấy kê nội kim đốt thành than tán mịn trộn với mật ong bôi nơi bị viêm và nuốt dần, ngày dùng 2-8g, dùng liên tục từ 3-7 ngày.

Mạch nha: Là hạt lúa mạch đã có mầm trong điều kiện kiểm soát, họ lúa. Hiện trên thị trường người ta dùng hạt lúa đại mạch làm mạch nha là không đúng. Nếu không tìm được hạt lúa mạch thì có thể dùng hạt thóc tẻ, thóc chiêm ngâm cho nảy mầm rồi phơi khô. Chúng có vị mặn, tính ấm, có tác dụng tiêu hóa thức ăn, khai vị, thúc nhanh đẻ. Người nào uống sữa nhiều, ăn hoa quả nhiều, gây đầy bụng không tiêu, ăn không ngon thì dùng 12-16g sao vàng, tán nhỏ ra để uống hoặc nấu trực tiếp với nước sôi để uống. Nếu bị táo bón, bụng căng tức nhưng không đi tiêu được, muốn thúc đẩy sinh đẻ nhanh thì dùng mạch nha hoặc thóc tẻ tán nhỏ uống với rượu. Phụ nữ đang có thai không được dùng mạch nha vì có thể gây sẩy thai.

Thần khúc: Là bột gạo, cám gạo trộn với một số vị thuốc để lên men, đóng bánh. Công thức của thần khúc gồm bột gạo, lá dâu, ké đầu ngựa, ngải cứu, ngô thù hay nghệ. Dùng tất cả tán nhỏ, để lên men đóng thành bánh. Có vị cay, ngọt, ấm, tác dụng tiêu hóa thức ăn, thông sữa, ăn uống không ngon, đầy bụng. Mỗi ngày có thể dùng từ 12-16g.

Khi sử dụng thuốc Đông y nói chung và các bài thuốc chữa tiêu hóa nói riêng cần lưu ý không nên dùng các loại thức ăn chống lại tác dụng của thuốc. Ví dụ, các bài thuốc tiêu hóa có tính ấm, khi uống không được ăn đồ lạnh, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, có chất nhờn, đồ tanh, sống. Sau khi sử dụng thuốc từ 3-5 ngày mà tình trạng tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… không thuyên giảm thì lập tức đến các cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời vì lúc này không phải do ăn không tiêu mà có thể mắc một căn bệnh nào đó có triệu chứng tương tự.

Theo Theo Phunionline
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.