Bế con: cẩn thận hại chết con

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Bế con tưởng như bản năng của người mẹ nhưng sự thực vẫn có người lóng ngóng, bế là con khóc, con trớ…

Bế nghiêng con trớ

Trẻ con trớ là do những tư thế bú không đúng khiến không khí trong dạ dày dâng lên. Ths.BS Nguyễn Bạch Đằng (Bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y) cho biết: Nếu bế trẻ ở tư thế nằm ngang, đầu thấp thì thức ăn dễ trào ngược, hoặc sau khi bú no, bé được bế nghiêng sang phải sẽ khiến thức ăn trong dạ dày bị dốc ngược lên thực quản gây trớ.

Vì vậy nên cho bé bú bên trái trước sau đó cho bú bên vú phải và bế bé ở tư thế đầu cao hơn bụng. Khi bú xong, mẹ cần bế sao cho bé trong tư thế đứng và phải giữ đầu cổ trẻ. Trong quá trình bú, ăn dặm và sau khi no, phụ huynh cần bế giữ chân tránh cho bé nhún nhảy mạnh dễ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản, nguy hiểm hơn là bị lồng ruột.

Vừa bế vừa lắc khiến trẻ hỏng não

Khi con khóc hay “ngắc” ngủ thì thói quen của nhiều phụ huynh là bế trẻ và rung lắc để dỗ dành. Sự thật hành động này có thể giúp bé thích thú nhưng sẽ hình thành thói quen xấu và nguy hiểm hơn bé có thể gặp tai nạn bất thường. 

Vì đầu nặng, cổ chưa đủ sức nâng nên hành động lắc qua lắc lại của người bế có thể khiến bé tổn thương: lệch, gẫy cổ. Đồng thời não trẻ còn non yếu, luôn cử động trong hộp sọ nên khi lắc mạnh thì não dễ va đập vào thành sọ gây rách, chảu máu trong có thể chậm phát triển, bệnh tật và tử vong.

Bế một tay rơi mất con

Bạn cho rằng bé mỏng manh, yếu đuối nên nằm gọn trên một tay bạn nhưng sự thật bé có thể mạnh mẽ hơn bạn tưởng, đó là lúc bé rướn người, quẫy đạp trên tay. Vì vậy khi sơ suất hoặc lúc bạn di chuyển nhanh, đi cầu thang sẽ rất dễ làm bé rơi, hoặc bé bị lệch tư thế. Khi dùng một tay bế thì phần đầu, mông trẻ không có điểm tựa chắc chắn nên giảm bớt cảm giác an toàn, dễ khiến trẻ giật mình.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG