Bệnh nguy hiểm tái xuất tấn công trẻ em

PGS.TS Trần Đắc Phu.
PGS.TS Trần Đắc Phu.
TP - Những ngày vừa qua, tại Cao Bằng xuất hiện dịch ho gà, trước đó tại Bình Phước dịch bạch hầu đã cướp đi sinh mạng của 3 người. Như vậy, những bệnh lâu nay không xuất hiện do đã được bảo vệ bằng vắc-xin như sởi, ho gà, bạch hầu... nay đã quay trở lại, đe dọa sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Tại Việt Nam, trước đây những bệnh này lưu hành khá phổ biến. Từ khi vắc-xin phòng bệnh ho gà, bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận rải rác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Mặc dù dịch bệnh bạch hầu đã được khống chế nhưng đây không phải là bệnh được thanh toán hoặc loại trừ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nên nguy cơ có thể có những ổ dịch nếu không làm tốt công tác phòng ngừa như duy trì tiêm vắc-xin đạt tỷ lệ cao, không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Tại sao phải sử dụng vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib cho trẻ em dưới một tuổi, thưa ông?

Các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib là những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy hơn 97% trẻ em được bảo vệ chống lại những bệnh này sau tiêm chủng 3 liều cơ bản. Hơn 91% trẻ em được bảo vệ chống lại bệnh Viêm gan B sau khi tiêm chủng vắc-xin theo lịch mà chưa được tiêm chủng vắc-xin viêm gan B vào lúc sinh.

Theo các báo cáo, số mắc bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván đã giảm hàng trăm lần so với trước khi triển khai vắc-xin. Tại sao đến nay trẻ em vẫn tiếp tục phải tiêm vắc-xin phòng các bệnh này?

Trong thời gian gần đây Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì các thành quả đã đạt được như thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, tỷ lệ mắc các bệnh trong tiêm chủng trên 100.000 dân giảm rõ rệt: Bệnh bạch hầu giảm 228 lần; bệnh ho gà giảm 844 lần, bệnh sởi giảm 90 lần; bệnh uốn ván sơ sinh giảm 18 lần (so với năm 1991). Mặc dù vậy, các bệnh này có nguy cơ quay trở lại và gây dịch trên qui mô lớn nếu không duy trì được tỷ lệ tiêm chủng cao trên toàn quốc. Vụ dịch sởi năm 2014 là bài học về việc tiêm chủng chậm, muộn hoặc không tiêm chủng. Trong thời gian xảy ra dịch, những trường hợp không được tiêm chủng, chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc chống chỉ định sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.