Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng'

Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng'
TPO - “Các bệnh viện tuyến trên phải đặc biệt làm tốt khâu lọc bệnh và cách ly bệnh. Đừng đưa con em mình đến tuyến cuối nếu bệnh nhẹ và tuyến dưới có đủ khả năng điều trị khỏi, để tránh ách tắc ở tuyến trên. Quan trọng hơn, là để tránh gây bội nhiễm, lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhi”.

Đó là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc đi nhắc lại lãnh đạo, cán bộ các cơ sở y tế tại lễ phát động triển khai chiến dịch phòng, chống bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết diễn ra sáng nay tại TPHCM, cũng như trong chuyến khảo sát tại y tế cơ sở, khu dân cư, trường mầm non...

Sáng 12/10, tại Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức (TPHCM), Bộ Y tế phối hợp UBND TPHCM tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng, chống bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết”.

Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 1 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại lễ triển khai chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết
Phát biểu trong lễ triển khai chiến dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng thời gian qua chúng ta truyền thông chưa đúng cách về tình hình các loại bệnh theo mùa như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, dẫn đến tâm lý hoang mang, làm cho người dân “phát hoảng”. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, thay vì nói quá nhiều về tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp, “dịch chồng dịch” hay truyền đi hình ảnh bệnh nhi mắc các loại bệnh nằm điều trị cạnh nhau tại các bệnh viện, chúng ta cần truyền đạt cho người dân, phụ huynh biết được cách phải làm điều gì cần thiết khi con em mình mắc. Đó là phải mang trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 2
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 3 Bộ trưởng Bộ Y tế đặc biệt lưu ý vấn đề chủ động phòng bệnh trong cộng đồng, bằng một số phương pháp đơn giản
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 4
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 5 Bộ trưởng Kim Tiến đến thăm, kiểm tra công tác phòng chống bệnh cho trẻ tại Trường Mầm non Hoàng Yến
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 6
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 7 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác tiêm phòng tại Trạm Y tế phường Linh Trung, quận Thủ Đức
“Truyền thông làm sao để người dân thấy được tầm quan trọng và ý thức được vấn đề phải dự phòng, chủ động phòng bệnh trước khi xảy ra bệnh. Để người dân biết được là hoàn toàn có thể chữa trị ngay ở bệnh viện tuyến quận, huyện, ở tỉnh hay tuyến viện vệ tinh khi bệnh nhẹ. Mặt khác, bác sỹ khi tiếp xúc người dân cần phải nói với họ nguy cơ bệnh là gì, cách phòng tránh, điều trị ra sao hơn là mô tả chủng này chủng nọ, vi rút này vi rút kia, cái đó là dành cho tập huấn nội bộ với nhau, chứ không phải nói với người dân”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Đừng để người dân phát hoảng' ảnh 8 Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc với các lãnh đạo, cán bộ một số bệnh viện trên địa bàn TPHCM
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đặc biệt lưu ý người dân không đưa trẻ đến tuyến cuối khi bệnh không nặng vì nơi này tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo, bội nhiễm. Không khéo lại khiến trẻ từ mắc sởi lại nhiễm thêm tay chân miệng hay sốt xuất huyết và nhiều thể bệnh nặng khác. Do đó, bác sỹ phải là người thông minh để phân loại, lọc bệnh và cách ly các bệnh nhân để giúp họ mau ra viện cũng như giảm thiểu được số ca tử vong.

Ngay sau buổi lễ triển khai chiến dịch, Bộ trưởng và đoàn công tác Bộ Y tế đã khảo sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh lưu hành theo mùa tại Trường Mầm non Hoàng Yến, khu dân cư, Trạm Y tế phường Linh Trung (thuộc quận Thủ Đức) và bệnh viện Nhi đồng 2.

Cũng trong chuyến công tác sáng nay, tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM, Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với lãnh đạo, cán bộ một số bệnh viện về công tác điều trị, ứng phó với các bệnh lây nhiễm.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.