Bộ trưởng Y tế: 80% bà con vùng khó khăn hài lòng với dịch vụ y tế

TPO - “Cùng với đổi mới cơ sở y tế, đổi mới cơ chế tài chính và đặc biệt là thái độ của đội ngũ y bác sĩ, nên tỷ lệ hài lòng của người dân ở những vùng này đạt trên 80% với các dịch vụ y tế", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.

Sáng nay, 6/11, làm rõ một số vấn đề liên quan tại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ ngành y tế ở vùng sâu, vùng xa, Bộ Y tế đã đưa ra đề án chọn các bác sĩ trẻ tốt nghiệp loại giỏi, loại khá, sau 6 năm đào tạo và thêm 2 năm chuyên khoa về 61 huyện nghèo trong cả nước như Mường Tè, Mù Cang Chải... Những bác sĩ thuộc đề án trên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.

Ngoài ra, theo bà Tiến vùng sâu, vùng xa cũng được ưu tiên về trái phiếu Chính phủ để xây dựng mới nhiều bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện và trạm y tế.

Bà Tiến cho biết, hiện ngành y tế đang triển khai hàng ngàn trạm y tế ở các tỉnh thành khó khăn theo mô hình y học gia đình.

"Chúng tôi đang triển khai 26 trạm mẫu, sắp tới sẽ khai trương để làm mẫu cho cả nước", bà Tiến nói và cho biết, chỉ số bảo hiểm y tế toàn dân đã đạt vượt mức, với vùng sâu, vùng xa Nhà nước gần như mua toàn bộ thẻ bảo hiểm cho người nghèo, cận nghèo, diện chính sách. Vì vậy, những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có tỷ lệ bảo hiểm gần 100%", bà Tiến nói.

Về giá dịch vụ y tế, bà Tiến cho biết, ngành y tế đang tiến tới tính đúng, tính đủ, giúp các cơ sở y tế có nguồn thu, nâng cao thu nhập. "Cùng với đổi mới cơ sở y tế, đổi mới cơ chế tài chính và đặc biệt là thái độ của đội ngũ y bác sĩ, nên tỷ lệ hài lòng của người dân ở những vùng này đạt trên 80% với các dịch vụ y tế", bà Tiến cho hay.

Clip: Truyền hình Quốc hội
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.