Cách ăn món nướng ít độc hại nhất

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Món nướng có thể gây nên chứng bệnh ung thư nguy hiểm nếu như bạn lạm dụng nó và mắc phải những sai lầm không đáng có.

Tuy vậy, trên thực tế món nướng lại là món ăn rất ngon miệng, cũng là món khoái khẩu của không ít người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bạn vẫn có thể ăn món nướng trong chừng mực và đừng quên tuân theo những nguyên tắc an toàn sau đây:

Chuẩn bị vị trí nướng

Nơi nướng thịt nên là nơi thoáng gió để tạo điều kiện cho sự thoát hơi. Chỉ nên dùng than củi để nướng, không nên dùng than tổ ong sẽ rất nguy hiểm và độc hại.

Không nên cho trẻ em đến gần khu vực bếp nướng.

Vệ sinh vỉ nướng

Trước khi nướng thịt bạn cần kiểm tra lại vỉ nướng và phải chắc chắn đó là một chiếc vỉ nướng sạch, không có dính muội than hay khói đen.

Tăng nhiệt cho bếp trước khi nướng

Bạn không nên cho thịt lên vỉ nướng ngay khi nó được đặt trên bếp, hãy chờ khoảng 5- 10 để có đủ thời gian làm bếp tăng nhiệt bằng cách quạt hồng than và thổi sạch đám khói nặng mùi khi bếp vừa mới bén lửa.

Giã đông thịt trước khi nướng

Thật sai lầm nếu bạn cho thịt đông lạnh lên bếp nướng vì như thế, thời gian nướng thịt sẽ kéo dài hơn đồng nghĩa với việc các chất độc hại sẽ sinh ra nhiều hơn.

Hơn nữa, thành phần của món thịt nướng sẽ không được ngon bằng việc giã đông thịt trước khi nướng. Vậy nên trước khi nướng thịt, bạn cần giã đông bằng lò vi sòng hoặc để xuống ngăn mát tủ lạnh trong vòng vài tiếng.

Cách ăn món nướng ít độc hại nhất ảnh 1

Không nướng chung thịt sống và thịt chín

Nếu bạn mắc phải sai lầm này thì bạn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể.

Vậy nên bạn hãy nướng chín vỉ thịt này rồi hãy nướng tiếp vỉ thịt khác, không nên nướng chung, lẫn hoặc nướng dở dang.

Nước ướp thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh

Nước ướp thịt có nhiều vị bạn có thể lựa chọn theo sở thích, nhưng bạn nên bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ ở ngăn mát của tủ lạnh.

Nước ướp thịt cũng đem lại những ích lợi cho sức khỏe, giúp cắt giảm những hợp chất gây ung thư như HCAs hay PAHs sinh ra khi nướng thịt.

Trước khi nướng thịt, bạn nên ướp thịt khoảng 40 phút để thịt có thể ngấm các gia vị, giúp cho món nướng trở nên ngon hơn.

Không nên để lửa cháy bén lên thịt

Điều này có thể giúp thịt chín nhanh hơn nhưng lại rất độc hại cho sức khỏe. Vậy nên, khi nướng thịt bạn nên quan tâm đến nhiệt độ của bếp nướng.

Chỉ ăn thịt khi thịt đã chín, không ăn thịt nếu thấy nghi ngờ hoặc thấy thịt vẫn còn có màu hồng.

Các mức nhiệt thích hợp để làm chín thịt

- Thịt bê, bò, lợn và cừu

Nhiệt độ trung bình để thịt chín là 71 độ C.

Nhiệt độ trung bình để thịt chín kỹ là 77 độ C.

- Thịt gia cầm: Nhiệt độ trung bình để thịt gà chín là 74 độ C

- Hải sản: Nhiệt độ trung bình để hải sản chín là 63 độ C.

Cách ăn món nướng ít độc hại nhất ảnh 2

Lưu ý:

- Hạn chế ăn các món nướng thay vào đó bạn nên ăn những loại thực phẩm được chế biến theo các phương pháp thông thường như luộc, hầm, xào, nấu…

- Bạn có thể hạn chế thu nạp chất hóa học PAHs trong món nướng - một trong những chất gây ung thư bằng cách không nướng những loại thịt có chứa nhiều mỡ hay không quết mỡ quá nhiều lên món nướng.

- Loại bỏ những phần thịt bị cháy vì điều này sẽ rất nguy hại cho sức khỏe

- Trước khi nướng bạn nên nấu thịt sơ qua để giúp cho thịt chín nhanh hơn khi chế biến. Miếng thịt nướng cũng cần được thái nhỏ để giảm thời gian làm chín thịt khi nướng.

- Chỉ nên nướng loại thịt còn tươi ngon, không nên là loại thịt đã quá đát hay bị ôi, thiu.

- Khi nướng thịt phải chú ý lật thịt thật đều tay để thịt chín đều, ngon và nhất là không bị cháy. Ví như bạn đã biết khi thịt bị cháy sẽ sinh ra chất gây ung thư.

- Khi nướng bạn có thể hạn chế độc tố từ món nướng bằng cách cuốn giấy bạc lên thực phẩm hoặc phủ giấy bạc nên vỉ nướng. Khi thịt đã chín bạn chỉ việc bỏ lớp giấy bạc đi và thưởng thức món nướng một cách ngon lành và an toàn.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.