Cách bảo quản giày dép trong những ngày mưa

Trời mưa bất chợt khiến những đôi giày yêu thích dễ bị ướt dẫn đến hư hỏng.
Trời mưa bất chợt khiến những đôi giày yêu thích dễ bị ướt dẫn đến hư hỏng.
Thời tiết thất thường, mưa đột ngột khiến bạn “trở tay không kịp” để bảo quản những đôi giày dép yêu thích.

Trời mưa ẩm bạn lo lắng khi những đôi giày dép da bị ẩm mốc. Dưới đây là một số mẹo bảo quản bạn có thể tham khảo để giúp những đôi giày yêu thích được bền lâu nhé.

Giày bị nhúng nước

Khi giày bị ngấm nước mưa, đầu tiên bạn phải rút miếng lót giày ra và hong khô trong nhà. Dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt. Độn đầy giấy báo xé nhỏ vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng và thay giấy khoảng 2-3 lần (trong 1-2 ngày). Tuyệt đối không mang ra ngoài phơi nắng vì như thế da giày sẽ bị co cứng, gây chật, da bị gãy hoặc rách

Giày bị ẩm 

Khi giày bị ẩm, trước khi đi ngủ bạn có thể bỏ vào một ít bột vôi, sáng ra, khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy giày khô ráo, đi lại sẽ dễ chịu hơn và tránh được bênh thấp khớp.

Đối với những đôi giày có lông hay nỉ, khi bị ẩm bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp vào trong giày trong vài phút, như vậy giày không những khô mà còn ấm áp hơn.

Khử mùi hôi trong giày: Giày dùng cả ngày thường bị mồ hôi làm ẩm ướt, gây mùi hôi. Nên đặt túi đựng viên chống ẩm vào trong giày để hút ẩm và rắc phấn rôm để khử mùi. Dùng lót giày khử mùi cũng là một phương pháp tốt

Đối với các loại giày vải

Trời mưa các lọai giày vải sẽ bị thấm ướt và ngấm bẩn. Khi đó, nên bắt đầu vệ sinh khi giày đã khô hẳn. Vỗ nhẹ giày để bùn đất trên đế giày rớt ra, làm ướt mảnh vải sạch màu trắng, từ từ loại bỏ bùn khô dính trên mặt giày, sau đó mới tháo dây giày.

Tránh nhúng cả đôi giày vào nước sẽ làm giày bị ra màu và dễ bị nhão. Dùng bàn chải nhúng nước giặt hoặc kem đánh răng chải phần đế dơ, sau đó dùng khăn lông ướt lau sạch và lau lại bằng khăn khô.

Cách bảo quản giày dép trong những ngày mưa ảnh 1

Nhồi giấy báo vào giày là một cách để hút ẩm.

Nếu giày bị bần, nên dùng nước ấm để rửa giày, sau đó vệ sinh bằng bàn chải đánh răng cũ nhúng nước rửa chén/ nước giặt máy hoặc dầu gội đầu pha loãng với nước ấm, tuyệt đối không dùng bột giặt có chất tẩy rửa mạnh, vệ sinh từ trong ra ngoài và các cạnh khác, rửa sạch bằng nước lạnh. Nếu vết bẩn vẫn còn, tiếp tục dùng miếng rửa chén chà nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch. Nếu giày vẫn còn mùi hôi, dùng nước tạo bọt soda (tỉ lệ 1:1) xả sạch, dây giày rửa sạch bằng nước lạnh.

Sau khi đánh sạch, nhồi giày bằng miếng nhồi, khăn giấy hoặc giấy văn phòng màu trắng (không dùng giấy báo hoặc giấy in có mực), để khô chung với dây giày, không để gần lò sưởi hoặc máy đang tỏa nhiệt nóng, vì trực tiếp tiếp xúc sẽ làm cho giày bị khô nóng và nứt.

Để giày ở nơi có ánh nắng trực tiếp, tránh trường hợp để ở nơi quá ẩm ướt, giày lâu khô sẽ dễ bị ố và có mùi hôi.

Theo Theo Người đưa tin
MỚI - NÓNG